Pháp công bố ca mắc biến thể Omicron đầu tiên

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/12/2021 | 7:38:39 AM

Ngày 30/11, Pháp công bố ca mắc biến thể Omicron đầu tiên được phát hiện tại lãnh thổ hải ngoại Réunion trong bối cảnh làn sóng dịch Covid-19 thứ 5 tiếp tục tăng cao.

Số ca mắc Covid-19 tại Pháp tăng mạnh (Ảnh minh họa)
Số ca mắc Covid-19 tại Pháp tăng mạnh (Ảnh minh họa)

Theo cơ quan Y tế công Pháp, trong vòng 24 giờ qua đã có hơn 47.000 ca mắc Covid-19 mới, tiến sát đến mức đỉnh 53.000 ca/ngày ghi nhận được trong làn sóng dịch thứ 3 hồi tháng 4/2021. Tỷ lệ xét nghiệm dương tính với Covid-19 trung bình tại Pháp cũng đã tăng lên hơn 300 ca trên 100.000 dân và đặc biệt cao tại các tỉnh như Ardène với 597 ca hay tại Hautes-Pyrénées và Jura đều gần 500 ca/100.000 dân.

Kể từ sau kỳ nghỉ lễ Thu đầu tháng 11, tỷ lệ mắc Covid-19 ở trẻ em cũng có xu hướng tăng, đặc biệt cao ở lứa tuổi từ 6-10 chưa được tiêm vaccine, với 654 trường hợp trên 100.000 em, cao gần gấp đôi so với lứa tuổi đã được tiêm vaccine từ 12 đến 17.

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Pháp ông Olivier Véran cho biết, nhờ tỷ lệ tiêm phòng vaccine cao, số ca mắc Covid-19 nặng, phải điều trị tích cực hay tử vong đều giảm nhiều so với các làn sóng dịch trước đó và các bệnh viện chưa rơi vào tình trạng quá tải.

Ngày 30/11, Hội Y tế cấp cao Pháp khuyến cáo triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi mắc bệnh nền hoặc sống trong môi trường có người bị suy giảm hệ miễn dịch, dễ tổn thương hoặc chưa tiêm vaccine; đồng thời cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa y tế trong học đường và tiến hành xét nghiệm Covid-19 định kỳ.       

Liên quan đến ca đầu tiên nhiễm biến Omicron, Trung tâm Nghiên cứu và Khoa học quốc gia Pháp (CNRS) tại đảo Réunion cho biết, biến thể Omicron cũng gây ra các biểu hiện lâm sàng đặc trưng của người nhiễm Covid-19 là ho, đau cơ và sốt.

Tuy nhiên, sức khoẻ của người bệnh đã sớm ổn định và diễn biến tích cực. Cơ quan y tế sẽ cách ly người này và những người có tiếp xúc trong vòng 10 ngày. Ngoài ca mắc trên, 5 trường hợp khác cũng trở về từ Nam Phi đã được xác định nhiễm Covid-19 nhưng là với biến thể Delta.

Bác sĩ Patrick Mavingui, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Khoa học quốc gia Pháp tại đảo Réunion, cho rằng vaccine ngừa Covid-19 đóng vai trò quan trọng giúp hạn chế số ca bệnh nặng.

"Với những thông tin hiện nay và những gì đang diễn ra tại Nam Phi thì chưa ghi nhận sự gia tăng hoặc quá tải tại các bệnh viện ở Nam Phi. Biến thể mới dường như dễ lây lan hơn nhiều so với biến thể Delta nhưng lại không gây ra các ca bệnh nặng như Delta. Thông tin này rất quan trọng. Tôi cũng muốn lưu ý thêm là các ca nhập viện giảm đi đồng nghĩa với việc vaccine đã thể hiện được vai trò của nó” – bác sĩ Patrick Mavingui cho biết.
(Theo VOV)

Các tin khác
Phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Cán bộ Trạm Y tế xã Đại Đồng, huyện Yên Bình kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Kế hoạch số 92 về xây dựng xã, phường đạt Tiêu chí quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục