Phó Thủ tướng: Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện quy trình điều trị F0 tại nhà

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/12/2021 | 7:35:25 AM

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện quy trình điều trị tại nhà, trong đó có cơ chế giám sát y tế đến từng bệnh nhân.

Một bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị tại TP.HCM.
Một bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị tại TP.HCM.

Chiều 1/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, chủ trì cuộc họp trực tuyến về công tác điều trị, giảm tử vong cho bệnh nhân COVID-19.

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết tính đến 17h ngày 30/11, cả nước có 101.405 ca theo dõi và điều trị tại nhà; hơn 99.000 ca điều trị tại các bệnh viện. Số ca nặng, nguy kịch cần thở oxy chiếm 4% tổng số ca đang điều trị; số ca thở máy chiếm 1,9% và 85% số ca triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng.

Tỷ lệ tử vong của Việt Nam là 2%, tương đương mức trung bình của thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong của Việt Nam đứng thứ 9/49.

Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh nêu một số nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân nặng, tử vong còn cao như: Trong thời gian đầu của đợt dịch số ca mắc mới tăng nhanh gây quá tải hệ thống bệnh viện; một số trường hợp tự phát hiện nhưng không báo cơ sở y tế hoặc báo cáo nhưng chưa được can thiệp kịp thời; một số trường hợp sử dụng thuốc tại nhà chưa theo hướng dẫn của Bộ Y tế…

"Nhân lực ở tầng điều trị thứ 2, thứ 3 của nhiều địa phương gặp khó khăn do các lực lượng hỗ trợ đã rút về. Việc điều phối chuyển viện, chuyển tầng, không theo sát nguy cơ và gây quá tải hệ thống bệnh viện", ông Khoa đánh giá.

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị tại Đồng Nai, ông Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho rằng để giảm tỷ lệ tử vong cần tập trung tiêm vaccine cho người cao tuổi; xây dựng mô hình điểm về y tế cộng đồng để tư vấn cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà…

Còn theo Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp, việc kiểm soát sớm người bệnh từ những tầng điều trị ban đầu có ý nghĩa quan trọng để giảm tử vong. Các địa phương cần thiết lập nhóm điều phối để khắc phục tình trạng thiếu hụt, quá tải cục bộ ở từng cơ sở y tế.

Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, Bình Dương, An Giang… nhận định tỷ lệ tử vong của bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn chủ yếu tập trung ở nhóm người trên 50 tuổi, có bệnh lý nền hoặc chưa tiêm vaccine. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng nhiễm khuẩn trong bệnh viện; công tác phát hiện sớm và quản lý ca bệnh ngoài cộng đồng còn nhiều khó khăn do thiếu nhân lực.



Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo.

Phát biểu chỉ đạo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các địa phương bảo đảm đầy đủ trang thiết bị bảo hộ an toàn, chính sách cho nhân viên y tế, nhất là khi dịch bệnh còn kéo dài, nhiều người đã làm việc không ngừng tại các cơ sở điều trị hàng tháng liền.

"Trong công tác điều trị bệnh nhân, bên cạnh thuốc điều trị, cần lưu ý đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng, động viên, chăm sóc về tinh thần", Phó Thủ tướng yêu cầu.

Ngoài ra, Bộ Y tế cần khẩn trương phân bổ thuốc điều trị, nhất là thuốc kháng virus cho các địa phương; hoàn thiện quy trình điều trị tại nhà, trong đó có cơ chế giám sát y tế đến từng bệnh nhân, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc kháng đông, kháng viêm.

"Dứt khoát không để bệnh nhân ở nhà mà không được thăm khám từ xa. Phải kết hợp với chăm sóc trên thực địa”, Phó Thủ tướng nói và đề nghị các địa phương khẩn trương tổ chức tiêm vét vaccine cho người già, người có bệnh nền. Đồng thời, Bộ Y tế cần lên kế hoạch và tham khảo ý kiến các chuyên gia về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi thứ 3.
(Theo VTC)

Các tin khác
Xét nghiệm SARS-CoV-2.

Trong 24h qua, số F0 phát hiện ngoài cộng đồng ở Hà Nội và các tỉnh miền Tây tiếp tục tăng cao, nhiều địa phương lên phương án ứng phó dịch khẩn cấp.

Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cộng đồng cho nhân dân tổ 8, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái. (Ảnh: Thu Trang)

Theo thông tin nhanh từ Sở Y tế, tính từ 18h ngày 1/12 đến 8h ngày 2/12, Yên Bái ghi nhận thêm 8 ca mắc mới Covid-19, nâng tổng số lên 81 ca mắc từ ngày 27/11.

Cán bộ y tế thành phố Yên Bái lấy mẫu xét nghiệm tầm soát SAS- COV-2. (Ảnh: Hoài Văn)

Tiếp theo Thông báo khẩn số 208, Sở Y tế tỉnh Yên Bái có Thông báo khẩn 209 tìm những người có mặt tại 17 địa điểm liên quan người mắc CoVID-19 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Cụ thể như sau:

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh kiểm tra công tác xét nghiệm tầm soát Covid-19 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh chiều 1/12. Ảnh: Hoài Văn

Từ 18h ngày 30/11 đến 18h ngày 1/12, tỉnh Yên Bái ghi nhận 22 ca mắc mới, trong đó: 19 trường hợp F1 (16 đã được cách ly tập trung trước đó, 03 trường hợp F1 tại cộng đồng tại thành phố Yên Bái); 02 trường hợp lấy mẫu sàng lọc (1 trường hợp đi từ tỉnh ngoài về, 1 trường hợp tiếp xúc với F0 từ tỉnh ngoài). Trong đó: thành phố Yên Bái 9, Yên Bình 3, Trấn Yên 8, thị xã Nghĩa Lộ 1.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục