Công văn số 4476: Tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 để “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID- 19" trên địa bàn tỉnh Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ bảy, 11/12/2021 | 4:36:34 PM

YênBái - Ngày 11/12/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn - Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh đã ký ban hành Công văn số 4476/BCĐ-VX về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 để “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID- 19" trên địa bàn tỉnh.

Các tổ dân phố trên địa bàn phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 qua hệ thống nhóm zalo. Ảnh: Thu Trang
Các tổ dân phố trên địa bàn phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 qua hệ thống nhóm zalo. Ảnh: Thu Trang

Công văn nêu rõ: 

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19 trên cả nước hiện nay, đặc biệt là nguy cơ biến chủng mới Omicron (B.1.1.529) với khả năng lây lan tốc độ nhanh xâm nhập vào Việt Nam, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh và ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh yêu cầu các ngành thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn; Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:

Tiếp tục chủ động, linh hoạt, thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, đảm bảo xử lý nhanh, hiệu quả, kịp thời kiểm soát tình hình dịch bệnh theo phương châm "4 tại chỗ" và trên nguyên tắc thẩm quyền tại chỗ, nhân lực tại chỗ, phương tiện tại chỗ và gắn trách nhiệm tại chỗ. Không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, mất bình tĩnh.

Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...(gọi tắt là cơ quan, đơn vị) phải xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, có phương án xử lý rõ ràng khi có trường hợp F0, F1, F2. Chủ động phối hợp với các cơ sở y tế để triển khai xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 (bằng test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR) định kỷ ít nhất 5 - 10% hằng tuần hoặc 2 tuần/lần cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (tăng tỷ lệ và tần suất xét nghiệm khi xuất hiện các nguy cơ cao hơn và phải tự trả phi xét nghiệm theo quy định). Hàng tháng báo cáo việc triển khai thực hiện của cơ quan, đơn vị về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh. 

Trưởng ban Chỉ đạo cấp huyện chủ động quyết định các vấn đề xử lý tại địa phương khi có tình huống dịch xảy ra theo quy định. Nếu xuất hiện FO trên địa bàn phải thần tốc truy vết, xét nghiệm nhanh để tách người nhiễm COVID-19 (F0) ra khỏi cộng đồng, đồng thời khoanh vùng hẹp, truy vết và xử lý triệt để tránh lây nhiễm ra cộng đồng (chậm nhất sau 2 giờ phải đưa ngay FO vào cơ sở điều trị, chậm nhất sau 24 giờ phải rà soát xong toàn bộ các trường hợp và khu vực có liên quan để nhanh chóng đưa địa phương trở về trạng thái bình thường mới).

Chỉ đạo các cơ sở y tế hướng dẫn người dân chủ động tự thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên định kỳ hoặc ngay khi ra/vào tỉnh, đi đến các khu vực nguy cơ lây nhiễm cao để tự bảo vệ bản thân, gia đình mình.

Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai tiêm bổ sung mũi thứ ba vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế (ưu tiên cho các đối tượng lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, người trên 50 tuổi, người mắc bệnh nền;...) xong trước ngày 15/12/2021. 

Tổng hợp kết quả rà soát các hộ gia đình có nhà ở đủ điều kiện cách ly các trường hợp là F1, F0 và kết quả rà soát các đối tượng (trong độ tuổi tiêm chủng) chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ 02 mũi vắc xin phòng COVID-19 từ các huyện, thị xã, thành phố; thời hoàn thành và báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh trước ngày 18/12/2021. 

Chỉ đạo các cơ sở y tế triển khai đồng bộ việc lấy thông tin và trả kết quả xét nghiệm COVID-19 trên nền tảng phần mềm PC-COVID. Hướng dẫn người dân tự làm xét nghiệm nhanh khi có yêu cầu.

Tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI), viêm phổi nặng do vi rút (SVP), giám sát dựa vào sự kiện (EBS), thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ có biểu hiện ho, sốt nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc COVID-19; chủ động gửi mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm biến chủng Omicron để tiến hành xét nghiệm, giải trình tự gen khẳng định.

Tổng hợp kết quả triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch của cơ quan, đơn vị, địa phương hàng tháng theo quy định, báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh (trước ngày 30 hằng tháng).

Công văn yêu cầu các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tăng cường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nguy cơ, tác hại của dịch bệnh để người dân hiểu rõ, nắm bắt được tình hình, nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.

Giám đốc, thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh nếu để dịch bệnh bùng phát tại cơ quan, đơn vị, địa phương phụ trách do nguyên nhân chủ quan và không tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng, chống, dịch theo quy định.

Yêu cầu các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện.







Khánh Linh


Tags Trần Huy Tuấn COVID-19 kiểm soát Omicron thích ứng an toàn linh hoạt

Các tin khác
Cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm, truy vết F0

Số F0 ở Hà Nội tăng cao nhất kể từ khi bùng dịch. Trong ngày các tỉnh Đồng Tháp, Cà Mau, Tiền Giang... cũng có số F0 tăng cao.

Hình ảnh biến thể Omicron, vaccine và bơm tiêm.

Các đột biến trong biến thể Omicron đã cho thấy khả năng lây lan rất cao và có một số đột biến hoàn toàn chưa thể phân tích được chức năng của chúng.

Đến ngày 10/12, Nhật Bản ghi nhận tổng cộng 12 ca mắc biến thể Omicron.

Ngày 10/12, Nhật Bản đã xác nhận thêm 8 trường hợp nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc chủng virus mới ở nước này lên 12 người.

Ảnh minh họa.

Từ 18h00 ngày 09 tháng 12 đến 18h ngày 10 tháng 12, tỉnh Yên Bái không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng, thêm 17 ca mắc mới đều là các trường hợp đã được cách ly trước đó. Lũy kế: 240 ca mắc liên quan đến các chùm ca bệnh phát hiện từ ngày 27/11. Đến nay, đã có 83 bệnh nhân đã được ra viện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục