Số ca COVID-19 tăng mạnh, Na Uy cấm bán rượu trong nhà hàng

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/12/2021 | 2:22:11 PM

Viện Y tế Cộng đồng Na Uy (FHI) ước tính rằng nước này có thể sẽ ghi nhận tới 300.000 ca mắc mới COVID-19/ngày trừ khi làn sóng dịch mới được kiểm soát.

Một điểm tiêm chủng ở Oslo (Na Uy).
Một điểm tiêm chủng ở Oslo (Na Uy).

Na Uy ngày 13/12 công bố loạt biện pháp kiểm soát mới để hạn chế sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron. Theo đó, các quán bar và nhà hàng bị cấm bán rượu. Người dân được khuyến khích hạn chế ra khỏi nhà và làm việc từ xa nếu có thể. Các hoạt động tụ tập bị hạn chế số người tham dự. Việc đeo khẩu trang một lần nữa trở thành bắt buộc ở các không gian trong nhà. Quy định mới được áp dụng từ ngày 15/12 và sẽ có hiệu lực trong ít nhất vài tuần.

Theo thống kê của Worldometers, trong vòng một tuần trở lại đây, mỗi ngày Na Uy ghi nhận khoảng 4.000 - 5.000 ca mắc COVID-19 mới, mức cao nhất kể từ đầu đại dịch.

"Tỷ lệ lây nhiễm ở Na Uy đang tăng mạnh. Giờ đây chúng ta đã có thêm kiến thức về biến thể Omicron và tốc độ lây lan của nó. Tình hình đang khá nghiêm trọng”, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre nói, đồng thời tuyên bố các biện pháp nghiêm ngặt hơn là cần thiết duy trì kiểm soát đại dịch.

Ngoài các lệnh hạn chế, Chính phủ Na Uy cũng yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng và đặt mục tiêu đến giữa tháng 1/2022, tất cả dân số trên 45 tuổi được tiêm liều tăng cường.

Theo đài truyền hình quốc gia NRK, biến thể Omicron đang lây lan nhanh chóng ở Na Uy. Tất cả các địa phương đều đã ghi nhận ca nhiễm Omicron, và con số đã gia tăng gấp đôi chỉ trong vòng một tuần qua. Số người nhập viện vì COVID-19 cũng chạm mức cao kỷ lục với 358 người.

Theo tính toán của FHI, nếu làn sóng dịch hiện tại không được kiểm soát, thì chỉ trong 3 tuần tới quốc gia 5,2 triệu dân này có thể ghi nhận từ 90.000 đến 300.000 ca nhiễm mới/ngày, với thêm 200 bệnh nhân nhập viện mỗi 24 giờ.

Espen Rostrup Nakstad - một quan chức y tế Na Uy đã so sánh tình hình hiện tại ở nước này với tháng 3/2020, trước khi bắt đầu tiêm chủng rộng rãi. Ông nhấn mạnh rằng số ca bệnh và nhập viện đang tăng lên, và vắc xin dường như không cung cấp sự bảo vệ tối ưu chống lại nguy cơ nhiễm Omicron.

"Chúng ta đang quay lại thời điểm tháng 3/2020, khi chưa ai được tiêm chủng. Nhưng có một điều khác biệt là vắc xin có thể bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị bệnh nặng”, ông Nakstad nói với kênh TV2.

Hiện Na Uy đã tiêm chủng đủ liều cho 72% dân số. Tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này là hơn 322.000 ca, với 1.136 ca tử vong.
(Theo TPO)

Các tin khác
Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner (ngoài cùng, bên trái) tham gia lễ đón lô vaccine để hỗ trợ Việt Nam chống dịch

Đức chuyển cho Việt Nam hơn 2,5 triệu liều Moderna thông qua cơ chế phân phối vaccine COVAX, nhằm chung tay hỗ trợ Việt Nam chống lại đại dịch.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông báo 9 lô vacicne Pfizer được tăng hạn sử dụng lên 9 tháng thay vì 6 tháng như in trên nhãn.

Khu vực lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc tại bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội).

Thành phố Hà Nội đã triển khai 32 bệnh viện, cơ sở thu dung và 27 cơ sở thu dung theo mô hình trạm y tế lưu động với năng lực điều trị cho 100.000 ca bệnh.

Vaccine của hãng dược phẩm Moderna sẽ bắt đầu được sản xuất tại Australia từ năm 2024. Nguồn Stephen Cavanagh.

Australia sẽ trở thành địa điểm sản xuất vaccine tại khu vực của hãng dược phẩm Moderna khi hãng này vừa đạt được sự thống nhất về nguyên tắc với chính quyền liên bang Australia và chính quyền bang Victoria về vấn đề này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục