Chứng nhận này giúp đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh hoặc tạo thuận tiện hơn cho người dân khi tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội trong dịch bệnh COVID-19.
|
|
Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu cấp giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 điện tử cho người dân, những người có nhu cầu xin cấp chứng nhận cần có thẻ mã số cá nhân "My Number" và phải cài đặt một phần mềm đặc biệt.
Có hai loại chứng nhận, một loại sử dụng trong nước và một loại sử dụng ở nước ngoài. Chứng nhận này sẽ bao gồm các thông tin tên, ngày tháng năm sinh, loại vaccine ngừa COVID-19 đã tiêm và ngày tiêm của người được cấp chứng nhận. Các chứng nhận tiêm chủng chủ yếu được sử dụng để làm thủ tục xuất nhập cảnh, hoặc khi tham gia các sự kiện, hoạt động kinh tế, xã hội trong trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp.
Chính phủ Nhật Bản yêu cầu chính quyền các địa phương củng cố hệ thống dữ liệu để đảm bảo có thể cung cấp chứng nhận cho người dân nhanh và chính xác nhất. Hiện nay, chứng nhận tiêm chủng của Nhật Bản đã được công nhận ở 76 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hiện có khoảng 50 triệu người dân Nhật Bản có thẻ My Number, Chính phủ Nhật Bản đang khuyến khích người dân đăng ký thẻ này để thúc đẩy số hóa lĩnh vực hành chính, trước mắt là thúc đẩy sử dụng chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 điện tử, qua đó, giảm thiểu tác động đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trong trường hợp dịch COVID-19 tái bùng phát.
(Theo VTV)
Bộ Y tế vừa cấp phép sử dụng khẩn cấp cho bộ kit xét nghiệm kháng nguyên virus SARS-CoV-2 trong dịch mũi do Công ty TNHH Medicon sản xuất, giúp thuận tiện hơn cho người sử dụng khi tự xét nghiệm tại nhà.
24 giờ qua, F0 ở Hà Nội, Khánh Hoà, Nghệ An và khu vực miền Tây tăng vọt so với ngày trước đó.
Ngày 20/12, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc xin Nuvaxovid ngừa COVID-19 của Hãng Novavax (Mỹ) cho người từ 18 tuổi trở lên. Nuvaxovid có thể bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C.
Biến chủng Omicron đang lây lan nhanh hơn biến chủng Delta và tấn công cả những người đã tiêm phòng hoặc đã khỏi COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định ngày 20/12.