Israel vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc cùng lúc cúm và COVID-19, là một phụ nữ trẻ mang thai và chưa tiêm phòng.
|
Người dân đeo khẩu trang khi đi mua sắm ở Tel Aviv (Israel).
|
Theo bác sĩ Arnon Vizhnitser - Trưởng khoa Phụ sản Trung tâm y tế Rabin (thành phố Petah Tikva, Israel), người phụ nữ này được chẩn đoán mắc cúm và COVID-19 hồi đầu tuần trước khi nhập viện vì chuyển dạ.
"Không lâu sau khi đến bệnh viện, thai phụ nhận kết quả dương tính với cả virus cúm và SARS-CoV-2. Chúng tôi đã kiểm tra lại và kết quả vẫn vậy”, bác sĩ Vizhnitser nói. Bệnh nhân chỉ có các triệu chứng nhẹ và đã xuất viện.
"Chúng tôi đang ghi nhận ngày càng nhiều trường hợp phụ nữ mang thai mắc cúm. Thực sự là một thử thách khi phải tiếp nhận các thai phụ bị sốt vì chúng tôi không biết họ nhiễm cúm hay COVID-19. Hai bệnh này đều tấn công đường hô hấp trên”, bác sĩ Vizhnitser cho biết.
Theo tờ Yedioth Ahronoth, Bộ Y tế Israel đã cho nghiên cứu trường hợp thai phụ nói trên để tìm hiểu xem liệu sự kết hợp của hai loại virus có thể gây ra bệnh nặng hơn hay không.
Cùng lúc đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Israel cho biết số ca mắc cúm ở nước này đang tăng mạnh. Bộ Y tế Israel cảnh báo virus cúm "có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác nhau, viêm cơ tim và thậm chí tử vong”. Cơ quan này kêu gọi "tất cả các công dân từ 6 tháng tuổi trở lên đi tiêm phòng cúm”, đồng thời nói thêm rằng vắc xin ngừa cúm có thể tiêm cùng lúc với vắc xin COVID-19.
Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang đánh giá nguy cơ tiềm ẩn từ sự kết hợp của nhiều loại virus khác nhau và các loại biến thể của virus SARS-CoV-2.
Paul Burton - một lãnh đạo của hãng dược Moderna tháng trước cảnh báo rằng biến thể Delta và Omicron có thể kết hợp để tạo ra một biến thể mới nguy hiểm hơn.
(Theo TPO)
Hôm nay (3/1), Ấn Độ bắt đầu tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho đối tượng trẻ em từ 15 đến 18 tuổi. Đây là bước tiếp theo của Ấn Độ trong nỗ lực mở rộng diện bao phủ vaccine ngừa COVID-19.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.479 ca/ngày. Bộ Y tế theo dõi chặt chẽ biến thể Omicron.
Mục tiêu của liều bổ sung này là tối ưu hóa hoặc tăng cường đáp ứng miễn dịch để thiết lập mức hiệu quả bảo vệ đủ để chống lại COVID-19.
Bộ Y tế cho biết trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị ở nước ta hiện có hơn 6.700 ca nặng, trong số này có gần 1.000 ca phải thở máy, ECMO; Tăng cường giám sát, phát hiện sớm người nhiễm biến chủng mới Omicron của SARS-CoV-2...