Bộ Giao thông Vận tải Philippines hôm 12/1 đã công bố chính sách "không tiêm chủng, không đi xe" ở Vùng đô thị Manila, nơi đang bùng phát các ca mắc Covid-19 nghiêm trọng.
|
Bộ Giao thông Vận tải Philippines áp dụng chính sách "không tiêm chủng, không được đi xe" ở Vùng đô thị Manila từ 17/1.
|
Theo đó, hành khách chưa được tiêm vaccine Covid-19 không được sử dụng giao thông công cộng ở khu vực thủ đô quốc gia hiện đang áp dụng mức cảnh báo 3 hoặc có thể cao hơn khi Covid-19 đang gia tăng đột biến. Người điều hành phương tiện giao thông công cộng, bao gồm cả đường bộ, đường hàng không và đường biển, "chỉ cho phép tiếp cận hoặc cấp vé cho những người đã được tiêm chủng đầy đủ”. Chính sách áp dụng cho tất cả các phương tiện giao thông công cộng đến, đi và di chuyển trong Vùng đô thị Manila.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Philippines - Artemio Tuazon cho biết, chính sách sẽ có hiệu lực hoàn toàn vào ngày 17/1/2022 để người dân có thời gian chuẩn bị. Theo quy định mới này, hành khách phải xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine Covid-19 do đơn vị chính quyền địa phương hoặc Bộ Y tế cung cấp, hoặc bất kỳ tài liệu nào do Lực lượng đặc nhiệm liên cơ quan (IATF) quy định với những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn người có bệnh lý chưa được tiêm vaccine hoặc di chuyển với lý do thiết yếu.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Arthur Tugade cho biết, chính sách mới phù hợp với mệnh lệnh của Tổng thống Rodrigo Duterte nhằm hạn chế việc di chuyển của những người chưa được tiêm phòng ở Metro Manila, khu vực có nhiều ca bệnh mới và đang hoạt động nhất.
Trước đó, Tổng thống Philippines - Rodrigo Duterte cũng đe dọa bắt giữ những người chưa được tiêm chủng nếu không tuân theo lệnh ở nhà. Theo các quy định hiện hành, những người chưa được tiêm phòng ở khu vực thủ đô chỉ có thể ra khỏi nhà nếu có việc cần thiết.
Trong một tuyên bố ngày hôm qua (12/1), Ủy ban Nhân quyền Philipines cho rằng lệnh cấm này "hạn chế việc thực hiện và hưởng các quyền cơ bản” của người dân. Người phát ngôn của Ủy ban Nhân quyền Philipines, Jacqueline De Guia chỉ ra rằng trong khi chính sách không có quy định cấm trực tiếp đối với quyền đi lại, nó vẫn có thể hạn chế khả năng tiếp cận các mặt hàng thiết yếu. Ủy ban Nhân quyền Philipines kêu gọi chính phủ rà soát liên tục các hạn chế áp dụng đối với những người chưa được tiêm chủng để đảm bảo tính hợp pháp, cần thiết cho việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phù hợp với các quyền được công nhận và tỷ lệ thuận với mục đích bảo vệ sức khỏe người dân.
Philippines hiện đang trên đà đi lên của một làn sóng với Covid-19 mới với số ca mắc liên tục tăng cao kỷ lục. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 32.246 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 cả nước vượt 3 triệu ca. Ngoài vùng đô thị Manila, các đợt lây truyền cũng đang lan ra bên ngoài các tỉnh khác. Các quan chức nước này cho rằng nguyên nhân là do tính di động cao và kém tuân thủ các quy trình y tế trong mùa lễ hội cùng với sự lây lan của biến thể Omicron và Delta.
Tính đến ngày 10/1, ước tính có khoảng 52,86 triệu người Philippines đã được tiêm chủng đầy đủ, theo chính phủ, tương đương 48% tổng dân số 110 triệu người của đất nước.
(Theo VOV)
Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị y tế phân công trực 24/24 giờ hợp lý, khoa học, hiệu quả; niêm yết công khai danh sách trực hằng ngày theo quy định.
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái liên tục tăng các ca mắc mới Covid-19. Cùng với việc quyết liệt khoanh vùng, dập dịch, điều trị ca F0 thể nhẹ, các đơn vị y tế trong tỉnh cũng khẩn trương tiêm vắc-xin phòng Covid-19 liều bổ sung, liều nhắc lại (mũi 3) cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên tại địa phương.
Mức tế bào T cao trong người đã mắc cảm lạnh có thể bảo vệ được cơ thể trước COVID-19.
Việt Nam đã hoàn thành tiêm mũi một vaccine Covid-19 cho tất cả dân số từ 18 tuổi, sau 10 tháng triển khai chiến dịch tiêm chủng, theo thông tin từ Bộ Y tế.