WHO cho biết không có bằng chứng cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên khoẻ mạnh cần mũi tiêm vaccine COVID-19 tăng cường.
|
WHO cho biết không có bằng chứng cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên khoẻ mạnh cần mũi tiêm vaccine COVID-19 tăng cường.
|
Trưởng bộ phận khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới Soumya Swaminathan cho biết hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh cần phải tiêm liều tăng cường của vaccine COVID-19, CNA đưa tin.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, bà nói rằng mặc dù có vẻ như khả năng miễn dịch của vaccine sẽ suy giảm theo thời gian, nhưng cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để xác định ai là người cần tiêm liều vaccine tăng cường.
"Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy trẻ em khỏe mạnh hoặc thanh thiếu niên khỏe mạnh cần phải tiêm vaccine tăng cường. Không có bằng chứng nào cả”, bà nói.
Israel đã bắt đầu triển khai tiêm mũi tăng cường cho trẻ em dưới 12 tuổi và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã cho phép sử dụng vaccine Pfizer và BioNTech như mũi tăng cường chống lại COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi.
Tuần trước, Đức trở thành quốc gia mới nhất khuyến nghị tất cả trẻ em từ 12 đến 17 tuổi nên tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường.
Bà Swaminathan cho biết nhóm chuyên gia hàng đầu của WHO sẽ họp vào cuối tuần này để xem xét câu hỏi cụ thể về cách các quốc gia nên cân nhắc việc triển khai tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường cho người dân của họ.
"Mục đích là bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và những người có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong cao nhất. Đó là những người cao tuổi, những người bị suy giảm miễn dịch với các tình trạng tiềm ẩn và nhân viên y tế", bà nói.
(Theo LĐO)
Ngày 18-1, Nhật Bản ghi nhận số ca mắc Covid-19 kỷ lục trong 24 giờ qua: 27.000 ca.
Trong bối cảnh biến thể Omicron lây lan mạnh, việc phát hiện sớm người mắc bệnh sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là 11 dấu hiệu mà các chuyên gia cho rằng bạn nên cân nhắc đi xét nghiệm COVID-19.
Các nhà nghiên cứu của Viện Karolinska (Thụy Điển) đã phát hiện một biến thể gene có khả năng giúp các bệnh nhân mắc COVID-19 giảm nguy cơ bệnh chuyển nặng.
Trong số các ca nhiễm mới biến thể Omicron tại Philippines có 332 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 160 ca là người Philippines trở về từ nước ngoài.