EU phê duyệt sử dụng thuốc điều trị COVID-19 của Pfizer cho bệnh nhân có nguy cơ cao

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/1/2022 | 7:42:30 AM

Ngày 27/1, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã "bật đèn xanh" cho thuốc kháng virus COVID-19 của Pfizer để điều trị cho người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh nặng.

Việc Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) xác nhận phê duyệt có điều kiện thuốc điều trị COVID-19 của Pfizer theo thông lệ của Ủy ban châu Âu sẽ cho phép các quốc gia thành viên EU triển khai sử dụng loại thuốc này sau khi cơ quan quản lý đưa ra hướng dẫn sử dụng khẩn cấp vào cuối năm 2021.

Italy, Đức và Bỉ là một trong số ít các quốc gia EU đã mua thuốc kháng virus COVID-19 của Pfizer với tên gọi Paxlovid.

Mỹ vào tháng 12/2021 đã cấp phép cho loại thuốc tương tự Paxlovid là thuốc Molnupiravir của hãng Merck.

Ủy viên châu Âu về y tế Stella Kyriakides cho biết, khối này hiện đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc tổ chức các phương pháp điều trị COVID-19 mà bà mô tả là tuyến phòng thủ thứ hai sau vaccine.

Bà Stella Kyriakides thông tin: "Paxlovid là thuốc kháng virus đường uống đầu tiên được sử dụng tại nhà trong danh mục đầu tư của chúng tôi và có khả năng tạo ra sự khác biệt thực sự cho những người mắc COVID-19 có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh nghiêm trọng".



EMA đã phê duyệt thuốc kháng virus COVID-19 của Pfizer để điều trị cho người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh nặng. 

Thuốc điều trị COVID-19 của Merck cũng đang được xem xét ở EU nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn để phê duyệt vì hãng này đã sửa đổi dữ liệu thử nghiệm vào tháng 11/2021, nói rằng loại thuốc này kém hiệu quả hơn đáng kể so với dự đoán trước đó.

Những loại thuốc điều trị COVID-19 theo đường uống này, đặc biệt là thuốc của Pfizer, được coi là các lựa chọn điều trị mới đầy hứa hẹn, có thể dùng tại nhà khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng COVID-19 để giúp ngăn ngừa nhập viện và tử vong.

"Chúng tôi tự hào có một hệ thống cơ sở sản xuất đủ mạnh ở châu Âu, điều này sẽ giúp hỗ trợ sản xuất lên đến 120 triệu liệu trình Paxlovid trên toàn cầu", Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla cho biết trong một tuyên bố.

Paxlovid đạt hiệu quả gần 90% trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong ở những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh nặng, theo dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng của Pfizer. Dữ liệu từ phòng thí nghiệm gần đây cho thấy, thuốc vẫn duy trì hiệu quả chống lại biến thể Omicron.

Tuy nhiên, trong thử nghiệm, thuốc chỉ được thử nghiệm trên những người chưa được tiêm chủng, điều này đặt ra câu hỏi về khả năng sử dụng thuốc Paxlovid ở những bệnh nhân có nguy cơ cao đã được tiêm chủng. EMA đã không giới hạn việc chứng thực Paxlovid đối với những người không được tiêm chủng.

Đức đã đặt mua 1 triệu liệu trình Paxlovid vào cuối tháng 12/2021. Italy sẽ nhận được 200.000 liệu trình vào tháng 2/2022 và có ý định mua thêm 400.000 liệu trình.

(Theo VTV)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Biến thể phụ BA.2 của biến thể Omicron chiếm ưu thế ở Đan Mạch có vẻ dễ lây lan hơn so với chủng BA.1 xuất hiện phổ biến trên thế giới.

Cán bộ y tế phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái trực tiếp triển khai đến người dân về hướng dẫn điều trị F0 tại nhà. Ảnh minh họa

Từ 18h00 ngày 26/01 đến 18h00 ngày 27/01/2022, tỉnh Yên Bái ghi nhận thêm 63 ca mắc mới, trong đó: 2 trường hợp phát hiện qua lấy mẫu giám sát ho, sốt cộng đồng; 24 trường hợp là F1 đã được cách ly trước đó. Trong ngày có 23 bệnh nhân đủ điều kiện ra viện. Lũy kế 1.117/1.636 bệnh nhân được ra viện.

Ảnh minh họa

Với điều chỉnh này vẫn có 3 tiêu chí đánh giá và 4 cấp độ dịch nhưng có sự thay đổi về chỉ số, thêm chỉ số về tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ giường hồi sức tích cực…

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, sáng 27/1.

Từ ngày 29/1 đến 28/2, Việt Nam sẽ tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa xuân năm 2022 cho toàn bộ người dân có chỉ định và đến thời gian tiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục