Thế giới có thêm 500.000 ca tử vong từ khi biến thể Omicron xuất hiện

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/2/2022 | 3:20:20 PM

130 triệu ca bệnh và 500.000 ca tử vong đã được ghi nhận trên toàn cầu kể từ khi biến thể Omicron được tuyên bố là biến thể đáng lo ngại hồi tháng 11/2021.

Kể từ khi Omicron xuất hiện, thế giới đã ghi nhận thêm 500.000 ca tử vong do COVID-19.
Kể từ khi Omicron xuất hiện, thế giới đã ghi nhận thêm 500.000 ca tử vong do COVID-19.

Đây là thông tin do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố. WHO gọi con số này là "hơn cả bi kịch".

Biến thể Omicron được phát hiện lần đầu tại Nam Phi vào cuối tháng 11/2021. Với hơn 50 đột biến, nó được phân loại là biến chủng đáng lo ngại theo đánh giá của WHO. Từ đó đến nay, Omicron đã nhanh chóng vượt biến chủng Delta để trở thành biến thể thống trị toàn cầu với khả năng lây lan nhanh hơn dù có vẻ ít gây bệnh nặng hơn. Omicron chiếm 96,7% số mẫu được thu thập và giải trình tự gene trong 30 ngày qua, trong khi tỷ lệ của Delta chỉ còn 3,3%.

"Trong thời đại vaccine phát huy hiệu quả, nửa triệu người vẫn tử vong. Đó thực sự là một điều đáng lưu ý. Trong khi mọi người đều cho rằng, Omicron gây bệnh nhẹ hơn, họ đã bỏ qua một điều rằng nửa triệu người đã tử vong kể từ khi biến thể mới được phát hiện. Con số này hơn cả bi kịch”, quan chức WHO Abdi Mahamud nói.

Bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm phụ trách kỹ thuật của WHO trong đại dịch COVID-19, đánh giá, số liệu này là "đáng kinh ngạc", nhưng cho rằng số ca mắc và tử vong trên thực tế còn cao hơn nhiều.

"Dữ liệu này gần như đã san phẳng các mức đỉnh trước đây. Chúng ta vẫn ở giữa đại dịch. Tôi hy vọng chúng ta đang tiến gần hơn đến giai đoạn cuối của dịch bệnh. Tuy nhiên, nhiều quốc gia chưa qua đỉnh điểm của làn sóng Omicron", bà Van Kerkhove nói và cho biết, bà vô cùng lo ngại khi số người chết đã tăng lên trong vài tuần liên tiếp.

WHO đang theo dõi 4 biến thể phụ của Omicron. Trong khi biến phụ BA.1 đang chiếm ưu thế, BA.2 dễ lây truyền hơn và dự kiến sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp mắc bệnh. Theo bà Van Kerkhove, đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy BA.2 gây bệnh nghiêm trọng hơn BA.1, nhưng bà nhấn mạnh rằng việc thu thập thông tin vẫn còn rất hạn chế.

Các chuyên gia của WHO cũng tiết lộ thêm rằng, hiện vẫn chưa rõ có trường hợp nào có thể nhiễm cả BA.1 và BA.2 cùng một lúc hay không.

Trong bản tin dịch tễ cập nhật hàng tuần vào ngày 8/2, WHO công bố đã có gần 68.000 ca tử vong trong tuần qua, tăng 7% so với tuần trước đó. Trong khi đó, số ca nhiễm mới giảm gần 17%, xuống mức dưới 19,3 triệu. Khu vực châu Âu chiếm 58% số ca nhiễm và 35% số ca tử vong, trong khi châu Mỹ chiếm 23% số ca nhiễm và 22 % số ca tử vong trong tuần qua.

Theo dữ liệu tổng hợp của AFP, tính đến ngày 9/2, COVID-19 đã cướp đi mạng sống của gần 5,75 triệu người và tổng cộng trên 400 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2 kể từ khi bùng phát ở Trung Quốc vào tháng 12/2019. Trong khi đó, thế giới đã tiêm khoảng 10,25 tỷ liều vaccine COVID-19.

(Theo VTV)

Các tin khác
Omicron làm số ca bệnh tăng vọt ở nhiều nước trong thời gian qua (Ảnh minh họa

Biến chủng dòng phụ của Omicron, BA.2, hiện đã lan ra 67 nước và có nguy cơ "lấn lướt" bản gốc để trở thành biến thể áp đảo toàn cầu.

Các tỉnh Thái Bình, Nam Định và bắc miền Trung ghi nhận F0 tăng cao. Nhiều tỉnh miền Tây, trong đó Cà Mau, Hậu Giang, Tiền Giang ca mắc tăng mạnh so với ngày hôm trước.

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại một khu vực thuộc trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc, ngày 8/2/2022.

Tính đến sáng 9/2, thế giới ghi nhận 400.267.090 ca nhiễm và 5.780.758 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.117.468 ca nhiễm mới.

Các em học sinh thực hiện biện pháp phòng dịch trước khi vào lớp.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, do lượng người trở lại nơi làm việc tăng cao, bên cạnh đó, học sinh bắt đầu đi học trở lại, Bộ Y tế đề nghị tiếp tục nâng mức cảnh giác cao nhất với dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục