Mỹ xem xét gia hạn tình trạng khẩn cấp quốc gia do dịch COVID-19

  • Cập nhật: Thứ bảy, 19/2/2022 | 8:59:18 PM

Ngày 18/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố, tình trạng khẩn cấp quốc gia được ban hành vào tháng 3/2020 do đại dịch COVID-19 sẽ được gia hạn sau ngày 1/3 tới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nguyên nhân là vì nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng do virus SARS-CoV-2 gây ra vẫn hiện hữu.

Tổng thống Biden cho biết, số người tử vong vì COVID-19 tại Mỹ hiện tăng lên hơn 900.000 ca, điều này cho thấy chính phủ liên bang cần "toàn lực" ứng phó với đại dịch.

Trong bức thư gửi tới Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện Mỹ ngày 18/2, được Nhà Trắng công bố, ông Biden khẳng định: "Vẫn cần duy trì tình trạng khẩn cấp quốc gia".

Theo quy định của Mỹ, tình trạng khẩn cấp sẽ tự động chấm dứt trừ khi 90 ngày trước khi hết hạn, Tổng thống gửi thư cho Quốc hội nêu rõ cần tiếp tục duy trì tình trạng khẩn cấp.

Mỹ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì dịch bệnh COVID-19 vào tháng 3/2020.

Tổng thống Biden đưa ra ý kiến trên khi một số lãnh đạo địa phương của Mỹ đang tiến tới chấm dứt các biện pháp hạn chế khi dịch bệnh do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra trên đà giảm.

Tuần trước, lãnh đạo bang New York và Massachusetts thông báo sẽ hủy bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc ở 2 bang này, sau khi các bang New Jersey, California, Connecticut, Delaware và Oregon có động thái tương tự.

Đầu tuần này, giới chức y tế Mỹ cho biết đang chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của đại dịch COVID-19 khi số các ca nhiễm biến thể Omicron đang giảm.

Trong khi đó, tờ The Hill (Mỹ) ngày 18/2 đưa tin, chính quyền của Tổng thống Biden cùng ngày đã đề xuất chi 5 tỷ USD cho cuộc chiến chống dịch COVID-19 trên toàn cầu, trong đó có cả thúc đẩy tiêm chủng mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19.

Trong gói đề xuất trên, 2,55 tỷ USD dành cho việc tiêm chủng toàn cầu cũng như bổ sung ngân sách cho việc điều trị và các biện pháp hỗ trợ khác. Tuy nhiên, con số này thấp hơn đáng kể so với số tiền 17 tỷ USD mà những người ủng hộ và nhiều nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ đã thúc đẩy.

Một số nghị sĩ đã bày tỏ thất vọng với chính quyền Tổng thống Biden vì không chú trọng đúng mức đến việc tiêm chủng toàn cầu, điều mà các chuyên gia cho rằng rất quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn các biến thể mới hình thành có thể đe dọa nước Mỹ.

(Theo VTV)

Các tin khác
Bộ Y tế đề nghị sớm xem xét đưa kit test xét nghiệm COVID-19 vào diện bình ổn giá. (Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống)

Bộ Y tế đề nghị sớm nghiên cứu xem xét đưa bộ xét nghiệm vào diện bình ổn giá trong thời kỳ phòng chống dịch COVID-19.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến ngày 19/2

Bản tin dịch COVID-19 ngày 19/2 của Bộ Y tế cho biết có 41.980 ca mắc mới COVID-19 tại 61 tỉnh, thành; Hà Nội vẫn nhiều nhất với gần 4.900 ca; Bắc Ninh tăng vọt lên 3.000 ca, tăng gần gấp đôi hôm qua; Trong ngày có gần 6.900 ca khỏi; 65 trường hợp tử vong.

Từ 0h00 ngày 19/2/2022, thành phố Yên Bái tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ: vũ trường, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc, làm đẹp, karaoke, mát-xa…

Ngày 19/2, Yên Bái ghi nhận 1.150 ca mắc mới; trong đó: 95 ca cộng đồng, 1.023 ca từ F1, 32 ca về từ tỉnh có dịch. Trong ngày có 155 bệnh nhân đủ điều kiện ra viện. Lũy kế 2.514/7.204 bệnh nhân ra viện.

Các trường học trên địa bàn huyện Lục Yên tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 đối với cán bộ, giáo viên và học sinh. Ảnh minh họa.

Ngày 19/2, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đã ký Công điện hỏa tốc số 02/CĐ- UBND về việc tăng cường các biện pháp tiếp tục thực hiện "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID -19" trên địa bàn tỉnh. Sau đây là nội dung:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục