WHO công bố 3 di chứng Covid-19 phổ biến nhất

  • Cập nhật: Chủ nhật, 13/3/2022 | 9:37:54 AM

Sau khi khỏi bệnh, nhiều người vẫn phải tiếp tục đối mặt với một số biến chứng, được gọi là tình trạng Covid-19 kéo dài.

Người mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh có thể gặp phải tình trạng
Người mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh có thể gặp phải tình trạng "sương mù não", nghĩa là khó chú ý, khó tập trung, giảm trí nhớ. Ảnh: Creakyjoints.

Tiến sĩ Janet Diaz, Trưởng nhóm Quản lý lâm sàng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có hơn 200 triệu chứng được mô tả từ những tài liệu của bệnh nhân đã từng bị Covid-190. Trong đó, 3 di chứng rất phổ biến đó là mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức.

Mệt mỏi

Sau khi khỏi Covid-19, nhiều người thường bị mệt mỏi. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi chiến đấu chống lại virus. Tình trạng này tồn tại trong nhiều tuần. Các chuyên gia cho rằng đây là một triệu chứng khá phổ biến, được tìm thấy ở tất cả bệnh nhân hồi phục sau Covid-19.

Khó thở

Tiến sĩ Diaz nói: "Bạn có phải hạn chế tập luyện không? Giả sử bạn từng chạy một dặm, bây giờ bạn cảm thấy không thể chạy lâu vì bị hụt hơi không?”. Khó thở hoặc thở hổn hển là hiện tượng thường xảy ra ở những người mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh.

Rối loạn chức năng nhận thức

Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não. Một thuật ngữ thường được sử dụng đó là "sương mù não”. Tiến sĩ Diaz nói: "Điều đó có nghĩa là mọi người đang gặp khó khăn với những gì họ chú ý, khó tập trung, khó nhớ, khó ngủ, khó điều khiển”. Theo The Time of India, Covid-19 làm suy giảm chức năng nhận thức ở nhiều người.

Vậy khi nào mọi người nên bắt đầu lo lắng rằng mình có thể gặp phải di chứng Covid-19 kéo dài? Theo tiến sĩ Diaz, nếu xuất hiện các triệu chứng này sau 3 tháng kể từ khi mắc Covid-19, có thể, bạn đang gặp phải tình trạng Covid-19 kéo dài.

Ông cũng cho biết hiện tại chưa có thuốc đặc hiệu dành cho các bệnh nhân mắc tình trạng Covid-19 kéo dài. Vì vậy, việc điều trị chủ yếu là phục hồi chức năng để giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Ngoài ra, vị chuyên gia này đưa ra khuyến cáo người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi gặp tình trạng này.

(Theo Zing)

Các tin khác

Tính đến hết ngày 11/3, Việt Nam đã tiêm gần 200 triệu liều vaccine COVID-19, trong đó 81,14% dân số được tiêm bao phủ ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19.

Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 13/3 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 456.228.450 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 6.061.057 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.170.155 và 3.776 ca tử vong mới.

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc ngày 7/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 11/3, các chuyên gia y tế cộng đồng thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi động thảo luận về các tiêu chí đánh giá và thời điểm có thể tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu do dịch COVID-19. Đây được coi là cột mốc quan trọng sau hơn hai năm đại dịch này bùng phát và hoành hành trên thế giới.

Biểu đồ số ca mắc mới COVID-19 của Việt Nam đến chiều ngày 12/3

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế chiều 12/3 cho biết cả nước có 168.719 ca mắc mới COVID-19; Hà Nội bổ sung 195.000 F0; Nam Định bổ sung 35.949 F0; Hưng Yên bổ sung 33.760 F0, Phú Thọ bổ sung 20.784 F0.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục