Chiều 21/4: Việt Nam tiếp nhận 239,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tiêm hơn 210,5 triệu mũi

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/4/2022 | 3:27:21 PM

Đến chiều 21/4, cả nước đã tiêm hơn 210,5 triệu mũi vaccine phòng COVID-19 các loại. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương nỗ lực quyết liệt đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi và tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi...

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương nỗ lực quyết liệt đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi và tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi...
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương nỗ lực quyết liệt đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi và tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi...

Cả nước đã tiêm hơn 210,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19

Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho thấy, đến 14h00 ngày 21/4, cả nước đã tiêm hơn 210,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 20/4 đã tiêm hơn 452.000 liều vaccine phòng COVID-19.

Tỷ lệ bao phủ mũi 1 và mũi 2 của người trên 18 tuổi là 100%; mũi 3 là 53,2%; tỷ lệ bao phủ mũi 1 và mũi 2 của trẻ từ 12- 17 tuổi lần lượt là 100% và 95,9%.

Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 192.755.792 liều, trong đó mũi 1: 71.417.953 liều; Mũi 2: 70.052.669 liều]; Mũi bổ sung: 15.086.305 liều; Mũi 3: 36.198.865 liều.

Số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.263.345 liều, trong đó mũi 1: 8.834.800 liều; Mũi 2: 8.428.545 liều.

Tính đến ngày 20/4/2022, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 239.2 liều vaccine phòng COVID-19, đã phân bổ hơn 213,6 triệu liều, trong đó có 211,3 triệu liều vaccine tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên; hơn 2,3 liều tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.

Cập nhật mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi

Về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, ngày 21/4, TP Cần Thơ đồng loạt triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi trên địa bàn. Đợt đầu tiên sẽ tiêm cho nhóm tuổi từ 11 tuổi, trẻ đang học lớp 6 tại các trường và cơ sở giáo dục.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ, đợt đầu tiên này thành phố đã nhận 10.400 liều vaccine Moderna để tiêm cho trẻ em. Theo kế hoạch phân bổ vaccine, TP Cần Thơ sẽ thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 theo thứ tự ưu tiên đợt đầu cho học sinh lớp 6 và trẻ từ 11 đến dưới 12 tuổi tại cộng đồng. Sau đó khi tiếp nhận thêm vaccine sẽ tiêm tiếp tục cho nhóm tuổi giảm dần.

Trong đợt tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em lần này, đồng loạt 9 quận huyện sẽ tổ chức tiêm tại 69 điểm tiêm tại các địa điểm trường học trên địa bàn.

Theo thống kê, tổng số trẻ trong độ tuổi là 130.595 trẻ, trong đó số trẻ đang học tại các trường, cơ sở giáo dục là 126.661 trẻ, số trẻ tại cộng đồng là 3.934 trẻ.

Sáng 21/4, Trung tâm Y tế huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai đợt tiêm vaccine phòng COVID-19 với 1.333 liều vaccine Moderna cho trẻ em đủ từ 11 tuổi đến dưới 12 tuổi trên địa bàn huyện. Đợt tiêm này kéo dài trong 2 ngày 21-22/4.

Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi sẽ bắt đầu từ ngày mai (22/4).

Theo đó, kế hoạch tiêm vaccine đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 22-25/4 và 27/4. Loại vaccine sử dụng trong đợt này là Moderna với 10.300 liều 0,25ml, sử dụng để tiêm chủng cho 10.300 người. Đối tượng tiêm là trẻ em từ 6 – dưới 12 tuổi, trong đó ưu tiên tiêm trước cho nhóm trẻ 11 tuổi hiện đang học lớp 6 tại các trường trên địa bàn thành phố.

Theo đó, kế hoạch tiêm vaccine đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 22-25/4 và 27/4. Loại vaccine sử dụng trong đợt này là Moderna với 10.300 liều 0,25ml, sử dụng để tiêm chủng cho 10.300 người. Đối tượng tiêm là trẻ em từ 6 – dưới 12 tuổi, trong đó ưu tiên tiêm trước cho nhóm trẻ 11 tuổi hiện đang học lớp 6 tại các trường trên địa bàn thành phố.

Ngành y tế và các địa phương tổ chức 8 điểm tiêm gồm: BV Ung bướu Đà Nẵng; Cung thể thao Tiên Sơn; Ký túc xá phía Tây; Trung tâm Văn hóa-Thông tin các quận Thanh Khê, Sơn Trà, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang.

Công tác tiêm chủng sẽ được tổ chức theo hình thức cuốn chiếu theo trường, theo địa bàn, bảo bảo an toàn, hiệu quả. Các đơn vị phụ trách tiêm chủng thực hiện khám sàng lọc trước tiêm, trong đó lưu ý khai thác kỹ tiền sử mắc COVID-19 của trẻ khi khám sàng lọc và có chỉ định trì hoãn tiêm chủng sau khi mắc bệnh 3 tháng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

(Theo SKĐS)

Các tin khác
Một người mặc trang phục

Biến chủng phụ mới BA.2.12.1 của Omicron, được cho là lây nhanh hơn BA.2 khoảng 27%, tuy nhiên chưa ghi nhận khác biệt về độc lực so với các phiên bản trước của Omicron.

Trẻ cần theo dõi 24/24 trong 3 ngày đầu sau tiêm tránh trường hợp các phản ứng nặng không được phát hiện sớm.

Đa số các phản ứng của cơ thể với vaccine COVID-19 đều ở thể nhẹ và không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, có một vài phản ứng hiếm gặp sau tiêm mà phụ huynh cần phát hiện sớm để đưa trẻ tới cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời, tránh tình trạng trở nặng, nguy kịch.

Cả nước hiện chỉ còn hơn 800 ca COVID-19 nặng. Đây là số bệnh nhân nặng đang điều trị thấp nhất trong khoảng nửa năm qua.

Theo Bộ Y tế, đến nay đã có hơn 9 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta khỏi bệnh; trong số các ca đang điều trị, giám sát chỉ còn hơn 800 ca nặng. Đây là số bệnh nhân nặng đang điều trị thấp nhất trong khoảng nửa năm qua. Ca mắc COVID-19 mới giảm, cấp độ dịch mới nhất cả nước thế nào?

3.012 trẻ đủ 05 đến dưới 12 tuổi đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Ảnh: Khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm chủng.

Từ 18h ngày 19/4 đến 18h ngày 20/4/2022, Yên Bái ghi nhận 506 ca mắc COVID-19 mới, giảm 99 ca so với ngày hôm qua. Trong đó: thành phố Yên Bái 82, thị xã Nghĩa Lộ 14, Yên Bình 73, Trấn Yên 68, Văn Yên 89, Văn Chấn 66, Lục Yên 77, Mù Cang Chải 31, Trạm Tấu 06.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục