Bộ Y tế: Kê đơn thuốc kháng virus điều trị COVID-19 theo đúng quy định

  • Cập nhật: Thứ bảy, 7/5/2022 | 3:01:26 PM

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc thực hiện kê đơn thuốc kháng virus điều trị COVID-19 đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành.

Molnupiravir là một trong những thuốc kháng virus điều trị COVID-19
Molnupiravir là một trong những thuốc kháng virus điều trị COVID-19

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ và Y tế các bộ, ngành về kê đơn thuốc kháng virus COVID-19.

Theo Bộ Y tế, để triển khai sử dụng thuốc kháng virus điều trị COVID-19 an toàn, hiệu quả, đảm bảo người dân sớm tiếp cận thuốc và đúng đối tượng điều trị, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương thực hiện các nội dung, cụ thể:

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê đơn thuốc kháng virus điều trị COVID-19 theo quy định tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 và Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú. 

Về hướng dẫn sử dụng thuốc thực hiện theo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 của Bộ Y tế, hiện nay thực hiện theo Quyết định số 250/QĐ BYT ngày 28/01/2022 và Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 27/02/2022 của Bộ Y tế;  và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành. 

Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc thực hiện kê đơn thuốc kháng virus điều trị COVID-19 đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành. 

Bộ Y tế đề nghị Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng Y tế ngành quan tâm và khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện.

Theo Quyết định số 250/QĐ BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 của Bộ Y tế có 4 loại thuốc kháng virus điều trị COVID-19 là Remdesivir; Favipiravir; Nirmatrelvir kết hợp với Ritonavir1 và Molnupiravir.

 Tại Quyết định số 437/QĐ- BYT về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 của Bộ Y tế nêu rõ:

Đối với Remdesivir, chỉ định cho người bệnh nội trú, mức độ nhẹ và có ít nhất một yếu tố nguy cơ tiến triển nặng; mức độ trung bình và nặng, khởi phát bệnh chưa quá 10 ngày có suy hô hấp phải thở ôxy, thở HFNC, thở máy không xâm nhập.


Remdesivir là một trong những thuốc kháng virus điều trị COVID-19

Với các trường hợp đã được điều trị bằng Remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO (thiết bị tim, phổi nhân tạo) thì có thể tiếp tục dùng Remdesivir cho đủ liệu trình.

Về liều dùng của thuốc Remdesivir, người lớn hơn, bằng 12 tuổi và cân nặng trên 40 kg: Ngày đầu 200mg, những ngày sau 100mg/ngày, truyền tĩnh mạch 1 lần trong 30 - 120 phút. Thời gian điều trị: 5 ngày, nếu không cải thiện về lâm sàng có thể điều trị thêm 5 ngày tiếp.

"Trẻ em nhỏ hơn 12 tuổi thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 ở trẻ em. Đối với việc sử dụng thuốc Remdesivir với phụ nữ có thai và nuôi con bằng sữa mẹ, hiện chưa có dữ liệu đầy đủ đối với trường hợp này nên không khuyến cáo (trừ trường hợp lợi ích vượt trội so với nguy cơ)…"- Bộ Y tế lưu ý.

Đối với Molnupiravir, được chỉ định cho bệnh nhân COVID-19 người lớn từ 18 tuổi trở lên mức độ nhẹ đến trung bình và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Theo hướng dẫn sử dụng, thuốc Molnupiravir sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính. Bệnh nhân cần nhập viện đã được khởi trị Molnupiravir trước đó có thể tiếp tục sử dụng thuốc để hoàn thành phác đồ điều trị 5 ngày tùy theo quyết định của bác sĩ điều trị.

"Không sử dụng thuốc Molnupiravir cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do quan ngại nguy cơ độc tính trên thai nhi, trên xương, sụn của thuốc", Bộ Y tế khuyến cáo.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đưa ra lưu ý, phụ nữ có khả năng mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và có hiệu quả trong quá trình điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng.

Đối với phụ nữ cho con bú, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng.

Đối với nam giới trong độ tuổi sinh sản sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều molnupiravir cuối cùng.

(Theo SKĐS)

Các tin khác
Bác sĩ phẫu thuật lấy các sợi chỉ bị nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Ngày 16/5, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã phê duyệt nhanh thuốc Tarlatamab của công ty dược phẩm Amgen, một liệu pháp miễn dịch điều trị cho những người trưởng thành mắc ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn cuối dù bệnh nhân đã thực hiện hóa trị trước đó.

Người dân tiêm vaccine tại Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Ngày 15/5, Bộ Y tế ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vaccine, sinh phẩm; trong đó có 3 loại vaccine mới là vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, phòng bệnh zona thần kinh và vaccine phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới.

Bé Sùng Anh Dũng, 5 tháng tuổi ở thôn Khe Ron, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên trước và sau khi phẫu thuật.

Vừa qua, 32 trẻ em tỉnh Yên Bái đã tham gia khám và phẫu thuật nụ cười miễn phí tại Bệnh viện E Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục