WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Convidecia của Trung Quốc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/5/2022 | 10:02:31 AM

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết vaccine Convidecia ngừa COVID-19 của hãng dược Trung Quốc CanSinoBIO có hiệu quả 64% trong việc ngăn ngừa bệnh có triệu chứng và hiệu quả 92% trong việc ngăn ngừa bệnh chuyển nặng.

Logo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với tên gọi được viết bằng tiếng Trung Quốc tại trụ sở chính ở Geneva, Thụy Sĩ.
Logo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với tên gọi được viết bằng tiếng Trung Quốc tại trụ sở chính ở Geneva, Thụy Sĩ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa COVID-19 có tên Convidecia do hãng dược phẩm CanSinoBIO của Trung Quốc sản xuất, hãng Reuters đưa tin hôm 19-5.

Theo WHO, Convidecia có hiệu quả 64% trong việc ngăn ngừa bệnh có triệu chứng và hiệu quả 92% trong việc ngăn ngừa bệnh chuyển nặng. Đây là loại vaccine chỉ tiêm một liều và được khuyến cáo sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên.

Convidecia cũng có thể sử dụng như liều tăng cường sau khi người dùng đã tiêm hai mũi tiêu chuẩn bằng bất cứ loại vaccine nào nằm trong danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) của WHO.

Nhóm chuyên gia WHO khẳng định vaccine Convidecia "an toàn và phù hợp cho người ở những nhóm tuổi khác nhau", tạo phản ứng miễn dịch mạnh với kháng thể trung hòa, đáp ứng các tiêu chuẩn của tổ chức này và "lợi ích của vaccine này vượt xa nguy cơ”.

Theo hãng tin AFP, Convidecia hiện đang được sử dụng ở Trung Quốc, Argentina, Chile, Malaysia, Mexico và Pakistan. WHO cho biết đến cuối năm 2021, hơn 58 triệu người đã được tiêm loại vaccine này, trong đó gần 14 triệu người sinh sống tại Trung Quốc.

Đây là loại vaccine thứ 11 được WHO phê duyệt để ngăn ngừa dịch bệnh. Các loại vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc trước đó được WHO phê duyệt bao gồm Covilo của hãng dược Sinopharm và CoronaVac của Sinovac. Số còn lại là các loại vaccine của phương Tây như Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson, Novavax.

Động thái phê duyệt của WHO diễn ra trong thời điểm Trung Quốc đang chống chọi làn sóng dịch mới, với sự hoành hành của biến thể Omicron.

Việc WHO phê duyệt vaccine Convidecia sẽ tạo điều kiện cho Cơ chế Tiếp cận Toàn cầu vaccine COVID-19 (COVAX) do Liên Hợp Quốc bảo trợ có thể nhanh chóng đặt mua và phân phối loại vaccine này cho các nước nghèo.

Vào năm 2021, COVAX cũng đã ký thỏa thuận mua hơn nửa tỉ vaccine do hai hãng dược Trung Quốc Sinopharm và Sinovac sản xuất.

(Theo PLO)

Các tin khác
Bác sĩ phẫu thuật lấy các sợi chỉ bị nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Ngày 16/5, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã phê duyệt nhanh thuốc Tarlatamab của công ty dược phẩm Amgen, một liệu pháp miễn dịch điều trị cho những người trưởng thành mắc ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn cuối dù bệnh nhân đã thực hiện hóa trị trước đó.

Người dân tiêm vaccine tại Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Ngày 15/5, Bộ Y tế ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vaccine, sinh phẩm; trong đó có 3 loại vaccine mới là vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, phòng bệnh zona thần kinh và vaccine phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới.

Bé Sùng Anh Dũng, 5 tháng tuổi ở thôn Khe Ron, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên trước và sau khi phẫu thuật.

Vừa qua, 32 trẻ em tỉnh Yên Bái đã tham gia khám và phẫu thuật nụ cười miễn phí tại Bệnh viện E Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục