Vaccine AWcorna của Trung Quốc tạo phản ứng miễn dịch chống Omicron

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/6/2022 | 7:29:13 AM

Các nhà nghiên cứu cho biết kháng thể được sinh ra sau tiêm cho phép vaccine AWcorna có thể được dùng khẩn cấp như một mũi tăng cường kháng loại ở Trung Quốc.

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại Quý Châu (Trung Quốc).
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại Quý Châu (Trung Quốc).

Theo Tân Hoa xã, một loại vaccine ngừa COVID-19 theo công nghệ mRNA của Trung Quốc nhằm sử dụng làm mũi tiêm tăng cường đã chứng tỏ an toàn và có thể tạo phản ứng miễn dịch chống biến thể Omicron.

Vaccine AWcorna, trước đây mang tên ARCoV, đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối. Trong cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học từ Viện Khoa học quân y Trung Quốc, Viện sức khỏe hô hấp Quảng Châu và công ty công nghệ sinh học Walvax đã nghiên cứu lâm sàng 300 người trưởng thành đã tiêm đủ hai mũi vaccine bất hoạt.

Tất cả tình nguyện viên được tiêm ngẫu nhiên mũi tăng cường bằng vaccine AWcorna hoặc một vaccine bất hoạt, và được đánh giá mức độ kháng thể trước tiêm, 14 và 28 ngày sau tiêm.

Theo bài viết công bố kết quả thử nghiệm, đăng trên nhật báo Cell Research, mũi tăng cường bằng vaccine AWcorna giúp tạo lượng kháng thể nhiều gấp 3 lần so với nhóm tiêm vaccine bất hoạt.

Dù việc tạo kháng thể chống biến thể Omicron ít hơn đáng kể so với các loại biến thể khác ở cả hai nhóm, nhưng sau 28 ngày, kháng thể ở người được tiêm vaccine AWcorna vẫn duy trì ở mức 28,1 tức là cao gấp bốn lần so với nhóm tiêm vaccine bất hoạt (chỉ ở mức 6,4).

Kết quả lâm sàng cho thấy tiêm mũi tăng cường hỗn hợp bằng loại vaccine mRNA có thể giúp tăng kháng thể chống SARS-CoV-2 nhiều hơn so với tiêm cả ba mũi vaccine cùng loại. Ngoài ra, không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận ở nhóm tiêm vaccine AWcorna.

Các nhà nghiên cứu cho biết hiệu quả của mũi tiêm tăng cường bằng vaccine này trong việc ngăn lây nhiễm vẫn chưa được xác định rõ, nhưng lượng kháng thể được sinh ra sau tiêm cho phép vaccine này có thể dùng khẩn cấp như một mũi tăng cường kháng loại ở Trung Quốc.

Theo các nhà nghiên cứu, quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở quy mô quốc tế đang diễn ra, với sự tham gia của 28.000 tình nguyện viên, sẽ cung cấp thêm thông tin về mức độ an toàn của vaccine AWcorna.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Cán bộ Trạm Y tế xã Đại Đồng, huyện Yên Bình kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Kế hoạch số 92 về xây dựng xã, phường đạt Tiêu chí quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục