Tốc độ tiêm vaccine Covid-19 đang chậm lại, nguy cơ nhiều vaccine hết hạn phải hủy bỏ

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/6/2022 | 7:40:40 AM

Do tốc độ tiêm vaccine Covid-19 ở nhiều cơ sở, địa phương đang rất chậm nên có tình trạng tồn đọng nhiều vaccine, dẫn tới nguy cơ hết hạn phải hủy bỏ…

Thứ trưởng phụ trách điều hành hoạt động của Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên
Thứ trưởng phụ trách điều hành hoạt động của Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên

Thứ trưởng phụ trách điều hành hoạt động của Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, từ cuối tháng 3-2022 đến nay, dịch Covid-19 có xu hướng giảm tương đối ổn định. Trong những ngày gần đây, cả nước ghi nhận dưới 700 ca/ngày, thấp nhất trong gần 12 tháng qua (thời kỳ đỉnh dịch trên 170.000 ca/ngày). Trong 30 ngày qua, có 21 ngày không ghi nhận ca tử vong.

Cũng vì thế, theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, một số nơi xuất hiện tình trạng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là đối với việc tiêm vaccine, có tâm lý sợ trách nhiệm khi không tiếp nhận vaccine đã có quyết định phân bổ.

Thậm chí, có tâm lý chủ quan của người dân sau khi mắc bệnh khỏi không muốn tiếp tục tiêm vaccine. Điều này do họ không được cung cấp thông tin cụ thể về việc người đã tiêm chủng đủ các liều cơ bản vẫn cần tiêm nhắc lại do miễn dịch do vaccine tạo ra giảm theo thời gian, vẫn có nguy cơ mắc bệnh hoặc tái nhiễm khi có biến chủng xuất hiện. Công tác vận động, huy động người dân tham gia tiêm chủng tại địa phương chưa hiệu quả...

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ: Tốc độ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 còn chậm, nhất là tiêm mũi 3, mũi cho người trên 18 tuổi và tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Có tình trạng tồn đọng nhiều vaccine Covid-19 tại Trung ương và các địa phương, dẫn tới nguy cơ hết hạn phải hủy bỏ nếu không đẩy mạnh tiếp nhận vaccine và triển khai tiêm chủng trong thời gian tới.

Về giải pháp, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chậm nhất ngày 22-6, Bộ Y tế sẽ ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc tiêm vaccine mũi 4.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương có văn bản chỉ đạo cụ thể việc tiêm vaccine mũi 3, mũi 4; ngành Y tế xây dựng phương án tiêm cụ thể ở từng khu vực để chủ động rà soát, tổng hợp, thống kê, không bỏ sót danh sách người tiêm. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội phải vào cuộc vận động người dân tham gia tiêm chủng.

Đặc biệt, Sở Y tế các địa phương phải tham mưu việc tiêm vaccine cho tất cả các đơn vị, cơ quan đóng trên địa bàn, quyết liệt thực hiện tiêm trong các doanh nghiệp, chợ, trung tâm thương mại, điểm du lịch, cơ sở lưu trú…
(Theo ANTĐ)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Do vậy, theo Bộ Y tế, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh...

Quang cảnh cuộc họp.

Giải pháp đẩy nhanh tiêm các mũi 3, mũi 4 vaccine phòng COVID-19 tại các địa phương là nội dung quan trọng được đề cập tại cuộc họp trực tuyến diễn ra sáng 20/6. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp.

Đã có gần 37 triệu người dân được cấp hộ chiếu vaccine, bên cạnh đó còn gần 11 triệu mũi tiêm chưa được nhập lên hệ thống, 37 triệu mũi tiêm đang sai hoặc thiếu thông tin.

Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BionTech và Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 18/6 thông báo các vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer và Moderna đã được phép tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi trở xuống. Động thái này đưa Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên cho phép sử dụng vaccine công nghệ mRNA cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục