Biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/6/2022 | 7:40:39 AM

Do vậy, theo Bộ Y tế, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tại Việt Nam, thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh phụ BA.2; BA.2.3, BA.2.3.2; trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào nước ta và có thể dẫn đến số ca mắc COVID-19 tăng trong thời gian tới.

Cả nước chỉ còn 36 ca COVID-19 nặng

Theo Bộ Y tế, ngày 20/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 521 ca nhiễm mới trong đó 1 ca nhập cảnh và 520 ca ghi nhận trong nước ttại 42 tỉnh, thành phố (có 432 ca trong cộng đồng). Chỉ duy nhất Hà Nội ghi nhận số mắc mới vượt 100 ca/ ngày; 41 tỉnh, thành còn lại chỉ ghi nhận từ 1-27 ca mắc/ ngày.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 710 ca/ngày.

Theo Bộ Y tế, từ cuối tháng 3/2022 đến nay, dịch COVID-19 có xu hướng giảm tương đối ổn định. Trong những ngày gần đây, cả nước ghi nhận dưới 700 ca/ngày, thấp nhất trong gần 12 tháng qua (thời kỳ đỉnh dịch trên 170.000 ca/ngày). Trong 30 ngày qua, có 21 ngày không ghi nhận ca tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.738.161 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.405 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.730.394 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.604.082), TP. Hồ Chí Minh (609.846), Nghệ An (485.312), Bắc Giang (387.692), Bình Dương (383.795).

Đến nay số người mắc COVID-19 đã khỏi của nước ta là: 9.611.400 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.083.678 trường hợp, trong đó số bệnh nhân đang thở ô xy là 36 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 27 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 5 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 3 ca; ECMO: 0 ca.

Biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam

Tổ chức Y tế thế giới nhận định, thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của COVID-19 có thể làm dịch bệnh trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới nhưng vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng.

Tại Việt Nam, thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh phụ BA.2; BA.2.3, BA.2.3.2; trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào nước ta và có thể dẫn đến số ca mắc COVID-19 tăng trong thời gian tới.

Do vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.

Tiếp tục coi vaccine là "vũ khí chiến lược", là yếu tố quyết định, nền tảng trong phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh tiêm vaccine mũi 3 cho đối tượng được chỉ định tiêm trong quý II/2022; hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12-18 tuổi; đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận, nhập khẩu và phân bổ vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, hoàn thành việc tiêm chủng trong quý II/2022 để bảo đảm an toàn cho trẻ trong kỳ nghỉ hè và chuẩn bị cho năm học mới;

Từng bước tự chủ về thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vật tư y tế để chuẩn bị cho tình huống mọi tình huống dịch bệnh; Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc quản lý rủi ro nhất là đối với các đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, bệnh nền, trẻ em…);

Số lượng mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 của TP Hồ Chí Minh tăng nhanh

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, chỉ sau một tuần phát động đợt cao điểm tiêm vaccine phòng COVID-19, số lượng mũi tiêm tăng mạnh so với thời gian trước đó.

Cụ thể, tổng số mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 mà TP thực hiện được tính từ ngày 14/6 đến ngày 18/6 (tuần 24) là 141.321 mũi, tăng gần 2,5 lần so với tuần trước. Để tạo thuận lợi cho người dân, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã nâng số lượng điểm tiêm và số bàn tiêm. Ngành y tế đã bố trí 1.039 điểm tiêm chủng, tăng hơn 4 lần so với trước. Tổng số bàn tiêm cũng được nâng 1.627 bàn, tăng 1,8 lần so với trước đó.

Ghi nhận của Sở Y tế, số mũi vaccine được tiêm các ngày trong tuần qua đều tăng cao, đặc biệt tăng mạnh vào các ngày thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5 tính từ ngày bắt đầu đợt cao điểm.

Như vậy, tính đến hết ngày 18/6/2022, TP Hồ Chí Minh đã thực hiện được 21.097.066 mũi tiêm vaccine phòng COVID-19. Nếu tính riêng cho người từ 18 tuổi trở lên thì tổng số mũi đã tiêm là 19.205.725 mũi.

Đáng chú ý, trong đợt cao điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 lần này, có rất nhiều người thuộc nhóm nguy cơ và trẻ em từ 5 đến 12 tuổi đã thực hiện tiêm chủng mũi nhắc lại.

(Theo VTV)

Các tin khác
Quang cảnh cuộc họp.

Giải pháp đẩy nhanh tiêm các mũi 3, mũi 4 vaccine phòng COVID-19 tại các địa phương là nội dung quan trọng được đề cập tại cuộc họp trực tuyến diễn ra sáng 20/6. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp.

Đã có gần 37 triệu người dân được cấp hộ chiếu vaccine, bên cạnh đó còn gần 11 triệu mũi tiêm chưa được nhập lên hệ thống, 37 triệu mũi tiêm đang sai hoặc thiếu thông tin.

Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BionTech và Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 18/6 thông báo các vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer và Moderna đã được phép tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi trở xuống. Động thái này đưa Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên cho phép sử dụng vaccine công nghệ mRNA cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Tỷ lệ bao phủ vắc-xin ngừa Covid-19 tại châu Phi còn ở mức thấp. (Ảnh REUTERS)

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã “hạ nhiệt” và tỷ lệ bao phủ vắc-xin ở mức cao, các nước châu Âu đang đối mặt thách thức mới là tình trạng dư thừa vắc-xin ngừa Covid-19. Các nước trong khu vực đang nỗ lực ngăn chặn nguy cơ lãng phí hàng triệu liều vắc-xin.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục