Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế chưa khuyến cáo tiêm phòng COVID-19 cho nhóm trẻ dưới 5 tuổi.
|
Chưa có khuyến cáo tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Ảnh: NHƯ LOAN
|
Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế vừa họp, đánh giá về sự cần thiết tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 5 tuổi và chưa khuyến cáo tiêm phòng COVID-19 cho nhóm tuổi này, mà sẽ tiếp tục được theo dõi, đánh giá, trong đó tham khảo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, kinh nghiệm triển khai của các quốc gia và bằng chứng khoa học triển khai tiêm chủng.
Đây là một nội dung trong báo cáo của Bộ Y tế gửi Thủ tướng ngày 11-8 về tình hình tiếp nhận và triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19.
Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch phân bổ vaccine đến hết năm 2022 cùng kế hoạch sử dụng 2023 và đang tiếp tục theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ địa phương triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả.
Theo báo cáo, đến ngày 11-8, Bộ Y tế đã tiếp nhận là hơn 253 triệu liều vaccine, trong đó hơn 234,6 triệu liều cho người từ 12 tuổi trở lên, hơn 18,4 triệu liều cho nhóm 5 đến dưới 12 tuổi. Đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế đã thực hiện 162 đợt phân bổ về các địa phương, cơ sở y tế.
Sau một thời gian chùng xuống, tiến độ tiêm phòng có xu hướng tăng trở. Trong tháng 7-2022, cả nước tiêm được 13,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tăng 2,1 triệu liều so với tháng 6-2022.
Trong 3 ngày từ 8 đến ngày 10-8-2022, số liều tiêm mỗi ngày tăng dần từ 170.000 liều lên 410.000 liều, trung bình tiêm được 320.000 liều/ngày. Các địa phương đang tích cực triển khai tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên và mũi 4 cho các đối tượng có chỉ định theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
(Theo PLO)
Ngày 11-8, Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định danh mục trang thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch Covid-19 trong trường hợp cấp bách.
Toàn quốc đã tiêm đủ hai mũi vaccine cho người từ 12 tuổi, nhưng Bộ Y tế đề xuất Thủ tướng chưa công bố hết dịch, chưa xem Covid-19 là bệnh lưu hành tại Việt Nam.
Đến sáng 12/8, thế giới có trên 592,73 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,44 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.
Nhà di truyền học Mỹ Dmitry Pruss lưu ý rằng virus kết hợp các đoạn của bộ gen "omicron" và "delta" là rất hiếm, vì chủng "delta" đã gần như biến mất.