Các nhà nghiên cứu Australia cho biết dù phải mất thêm nhiều thời gian để phát triển thành công vaccine có hiệu quả với mọi biến thể của virus SARS-CoV-2, nhưng các dấu hiệu ban đầu "rất hứa hẹn."
|
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Sydney (Australia).
|
Các nhà nghiên cứu y học Australia đang nỗ lực phát triển loại vaccine tăng cường phòng COVID-19 có hiệu quả với mọi biến thể của virus SARS-CoV-2.
Phát biểu tại một hội thảo ở Viện Nghiên cứu khoa học Westmead (WIMR) ngày 19/8, giải thích về loại vaccine tăng cường được coi là "bước đột phá tiềm năng" này, Giáo sư Sarah Palmer cho biết mục đích là tìm ra một loại vaccine có thể nhắm tới những đặc điểm chung của tất cả các biến thể.
Theo giáo sư Palmer, trong quá trình sao chép, SARS-CoV-2 cũng mắc lỗi và tạo ra những biến thể mới. Điều này đồng nghĩa rằng các loại vaccine được phát triển dựa trên virus bản gốc được phát hiện từ năm 2019 sẽ dần trở nên kém hiệu quả theo thời gian khi virus đã biến đổi và tạo ra nhiều biến thể.
Do đó, thay vì phát triển các loại vaccine "chạy theo" biến thể, nhóm nhà khoa học Australia muốn phát triển một loại vaccine có thể nhắm tới những phần không biến đổi trong quá trình sao chép, tồn tại trong mọi biến thể.
Nguyên lý phát triển công cụ mới để chiến đấu với virus dựa trên những nghiên cứu mà các nhà khoa học đã thực hiện với về virus gây các đại dịch khác, virus HIV.
Trước khi COVID-19 bùng phát các nhà nghiên cứu đã phát triển được một thuật toán máy tính cho phép xác định những vùng thiết yếu trong chuỗi protein của virus HIV mà mọi biến thể hoặc dòng phụ biến thể của virus đều có. Theo giáo sư Palmer, đây đều là những vùng tối quan trọng mà nếu không có chuỗi protein của HIV sẽ tan rã.
Sau khi phát hiện được những vùng quan trọng này, các nhà khoa học muốn phát triển một loại vaccine mRNA có thể "huấn luyện và kích hoạt" một loại tế bào miễn dịch có tên gọi là tế bào T. Tế bào này sẽ di chuyển trong toàn bộ cơ thể, loại bỏ những tế bào bị nhiễm mầm bệnh. Loại vaccine mRNA này sẽ huấn luyện tế bào T nhận diện và loại bỏ các tế bào nhiễm virus HIV.
Một chiến lược tương tự cũng được nhóm nghiên cứu áp dụng với việc phát triển vaccine phòng COVID-19 sử dụng các thuật toán máy tính để sàng lọc các dữ liệu về virus SARS-CoV-2 và xác định những protein giống nhau giữa các biến thể. Nhóm nghiên cứu đã tìm được hai vùng như vậy, một là các protein gai và hai là các protein nucleocapsid cho phép virus sao chép nhanh chóng.
Giáo sư Palmer cho biết các nhà nghiên cứu của WIMR đã phối hợp chặt chẽ với các nhóm đến từ các viện nghiên cứu khác ở Australia, trong đó có đại học Monash. Các chuyên gia y sinh học của đại học Monassh được giao nhiệm vụ phát triển một loại vaccine mRNA có thể huấn luyện tế bào T nhắm đến những đặc điểm chung của các biến thể của virus SARS-CoV-2 và loại bỏ những tế bào nhiễm virus.
Dù cho biết phải mất thêm nhiều thời gian để phát triển thành công vaccine và đưa vào sử dụng nhưng các dấu hiệu ban đầu rất hứa hẹn. Các thử nghiệm sơ bộ cho thấy vaccine có hiệu quả và vaccine sẽ được thử nghiệm giai đoạn tiếp theo trên chuột.
(Theo Vietnam+)
Xu hướng gia tăng ca mắc COVID-19 đã tăng lên trong những ngày đầu tháng 8/2022, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, các trường hợp nặng và tử vong chưa tiêm vaccine chiếm 23-25% ở các tuyến.
Nhiều tỉnh, thành phố tiêm rất chậm cả 2 mũi, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước rất nhiều, như Quảng Nam tỷ lệ tiêm mũi 2 mới 17%, chỉ bằng gần 1/3 mức chung mũi 2 của cả nước.
Số ca mắc mới COVID-19 tại Hàn Quốc tiếp tục giảm, song số ca tử vong do bệnh này ở mức cao nhất trong vòng 3 tháng qua.
Chỉ còn 12 ngày nữa để đạt mục tiêu của Chính phủ là hoàn thành tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi nhưng đến nay, tỉ lệ tiêm của nhiều tỉnh, thành vẫn rất thấp.