Phòng ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên

  • Cập nhật: Thứ hai, 31/10/2022 | 7:31:00 AM

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thực phẩm có độc tố tự nhiên là loại thực phẩm bản thân có sẵn các chất độc. Có hai loại thực phẩm có độc tố tự nhiên gồm thực phẩm có nguồn gốc động vật như cá nóc, sâu ban miêu, cóc, mật cá… và thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như nấm độc, sắn độc, khoai tây mọc mầm...

Ngộ độc thực phẩm có độc tố tự nhiên có thể gây tử vong nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy, làm thế nào để phòng tránh ngộ độc thực phẩm có độc tố tự nhiên?

Ngộ độc thực phẩm có độc tố tự nhiên thường liên quan đến tính chất địa lý, mùa vụ khai thác, thu hái thực phẩm. Và tùy loại thực phẩm và lượng tiêu thụ cũng như cách chế biến mà người ăn có thể bị ngộ độc và biểu hiện với các mức độ khác nhau như: Buồn nôn, co giật, nôn, hôn mê hoặc mạch nhanh, tăng hoặc hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, khó thở... Các chuyên gia khuyến cáo, ngay khi phát hiện các ca ngộ độc, cần vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý.

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm có độc tố tự nhiên, các chuyên gia an toàn thực phẩm khuyến cáo, người tiêu dùng không ăn cá nóc, bạch tuộc dưới bất kỳ hình thức chế biến nào. Tuyệt đối không sử dụng các loại cây, củ, con vật lạ để ngâm rượu. 

Không uống mật cá và ăn các loại côn trùng lạ. Không được ăn nấm hoang dại khi chưa biết rõ nguồn gốc. Nhựa cóc, gan và mật cóc có độc tố rất mạnh nếu chẳng may ngộ độc, tỷ lệ tử vong rất cao. Do vậy, không nên ăn cóc và các sản phẩm chế biến từ cóc.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Cứ 4 người bình thường, bất kể màu da, sẽ có một người bị đột quỵ trong tương lai, theo khuyến cáo mới của Hội Đột quỵ thế giới.

Một ca phẫu thuật tim.

Đứng mổ tim cho nhiều bệnh nhân suốt từ 7h đến 16h một ngày, tiền công chỉ 140.000 đồng, khiến nhiều bác sĩ e ngại khi chọn ngành phẫu thuật tim.

Châu Phi ghi nhận gần 6.900 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi ngày 27/10 cho biết, kể từ đầu năm đến nay, có 13 quốc gia ở châu lục này đã ghi nhận các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, với tổng số 6.883 ca.

Ảnh minh họa

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo không ăn gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc để phòng ngừa nhiễm cúm gia cầm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục