Bộ Y tế khuyến cáo 4 biện pháp phòng chống nhiễm cúm gia cầm sang người

  • Cập nhật: Thứ bảy, 29/10/2022 | 8:14:48 AM

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo không ăn gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc để phòng ngừa nhiễm cúm gia cầm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày 28/10/2022, Cục Y tế Dự phòng có Công văn số 851/DP về khuyến cáo phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

Thông qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, ngày 17/10/2022 Cục Y tế Dự phòng ghi nhận bệnh nhi nữ 5 tuổi, trú tại xã Đông Thanh, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ dương tính với cúm A/H5.

Đây là ca bệnh cúm A/H5 trên người mới nhất tại Việt Nam kể từ tháng 2/2014.

Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương. Thời gian tới là dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, vì vậy tổng đàn gia cầm và hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm có thể gia tăng.

Bên cạnh đó, thời tiết hiện trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

Để chủ động phòng chống dịch, bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn; khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Trước đó, để chủ động phòng chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người, Bộ Y tế đã có công văn khẩn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tăng cường giám sát để phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng do virus; điều tra các trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm; xử lý sớm triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời; cơ quan y tế, cơ quan thú y và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát dịch cúm trên gia cầm, trên người để kịp thời xử lý triệt để ổ dịch. Đồng thời tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao. Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

(Theo VTV)

Các tin khác
Các bác sĩ khám cho các bệnh nhi ở Bắc Kạn.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã đề nghị Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Bệnh viện Nhi Trung ương cử đoàn công tác phối hợp với các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn điều tra, làm rõ nguyên nhân gây bệnh và hỗ trợ triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống dịch.

Thuốc trị COVID-19 Paxlovid.

Sáng kiến phục hồi của Viện Y tế quốc gia Mỹ đã lựa chọn thuốc kháng virus Paxlovid của Pfizer để nghiên cứu sử dụng với các bệnh nhân mắc COVID-19 kéo dài.

Tế bào ung thư ác tính. Ảnh minh họa EureKalert

Các nhà nghiên cứu phát hiện được một loại thuốc nhắm vào gene gây ung thư quan trọng (MYC), lần đầu tiên có thể ức chế thành công chức năng của gene trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I.

Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú nên bắt đầu tầm soát ung thư vú 10 năm trước tuổi mà người nhà của họ được chẩn đoán lần đầu.

Hầu hết trường hợp ung thư vú xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng khoảng 9% tổng số trường hợp mắc ung thư vú mới tại Mỹ xảy ra ở người lớn dưới 45 tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục