Virus gây bệnh COVID-19 có thể gây viêm não tương tự bệnh Parkinson

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/11/2022 | 2:58:07 PM

Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy protein đột biến của virus SARS-CoV-2 đủ để tạo ra và kích hoạt quá trình viêm nhiễm, có thể tiêu diệt tế bào thần kinh liên tục và kéo dài.

Hình ảnh từ kính hiển vi do Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy các phần tử virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc COVID-19.
Hình ảnh từ kính hiển vi do Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy các phần tử virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc COVID-19.

Virus gây bệnh COVID-19 có thể kích hoạt phản ứng viêm trong não giống như bệnh Parkinson, gây nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai đối với các tình trạng thoái hóa thần kinh.

Đây là kết quả một nghiên cứu mới do trường Đại học Queensland của Australia thực hiện.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature's Molecular Psychiatry, protein đột biến của virus gây bệnh COVID-19 đủ để tạo ra và kích hoạt quá trình viêm nhiễm, có thể bắt đầu một quá trình tiêu diệt tế bào thần kinh liên tục và kéo dài.

Giáo sư dược Trent Woodruff thuộc trường Đại học Queensland - một trong những đồng tác giả của nghiên cứu trên - cho biết: "Chúng tôi đã nghiên cứu tác động của virus đối với các tế bào miễn dịch của não - có tên khoa học là 'microglia' - là những tế bào quan trọng liên quan đến quá trình phát triển của các bệnh về não như Parkinson và Alzheimer."

Sử dụng máu của người hiến tặng, các nhà nghiên cứu đã nuôi cấy microglia trong phòng thí nghiệm và gây nhiễm virus SARS-CoV-2 đối với các tế bào này. Sau đó, họ phát hiện ra rằng các tế bào viêm tấy, kích hoạt phản ứng viêm nhiễm theo cùng cách thức mà các protein kích hoạt bệnh Parkinson và Alzheimer.

Theo Giáo sư Woodruff, phát hiện trên cho thấy nếu một người đã có chiều hướng mắc bệnh Parkinson, việc mắc COVID-19 có thể giống như "thêm dầu vào lửa."

Giáo sư Woodruff cho biết ông cùng các cộng sự đang tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về những biến thể khác nhau của protein gai trên microglia vì cho rằng "một số biến thể xuất hiện mới hơn có thể gây phản ứng mạnh hơn."

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng theo đuổi đánh giá những tác động lâu dài của việc mắc COVID-19 đối với não bộ của người. Theo đó, họ sẽ gây nhiễm virus ở chuột, để chúng phục hồi, sau đó theo dõi các biểu hiện vận động và nhận thức của chúng khi về già.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu có thể gây bệnh Parkinson ở chuột thí nghiệm để theo dõi xem bệnh này có nghiêm trọng hơn hay không sau khi chúng mắc COVID-19 và đã phục hồi.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Họp báo thông tin hội nghị khoa học và công nghệ tuổi trẻ lần thứ XXI của ngành y tế.

"Mạng lưới nhà khoa học trẻ ngành y tế Việt Nam toàn cầu" sẽ giúp tăng cường đoàn kết, tập hợp lực lượng trí thức trẻ nghiên cứu y tế trong các hoạt động tại cộng đồng trong nước và quốc tế.

Nhân viên y tế thăm hỏi bệnh nhân sau phẫu thuật.

Ngày 2-11, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, vừa phẫu thuật thành công, lấy ra một khối u nặng khoảng 22kg bao gồm khối u kích thước 370mm cân nặng 7,5kg và 14,5 lít dịch cho bệnh nhân nữ K.T.M.L (18 tuổi, là du học sinh đang sinh sống và học tập ở nước ngoài).

Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna.

Theo quyết định công bố của Bộ Y tế Nhật Bản, người trên 18 tuổi được phép tiêm loại vaccine cải tiến và thời gian tiêm là 3 tháng sau mũi tiêm gần nhất.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn xin thôi việc theo nguyện vọng cá nhân từ hôm nay (1/11).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục