Tạm ngừng tiếp nhận máu nhóm A và B từ ngày 2-12

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/12/2022 | 7:51:59 AM

Tối 1-12, Viện Huyết học – truyền máu trung ương phát đi thông báo sẽ tạm ngừng tiếp nhận máu nhóm A và nhóm B ở người hiến máu nhắc lại kể từ ngày 2-12.

Lượng máu tiếp nhận của Viện Huyết học – truyền máu trung ương các tháng 6 đến tháng 11-2022.
Lượng máu tiếp nhận của Viện Huyết học – truyền máu trung ương các tháng 6 đến tháng 11-2022.

Theo đó, thời gian vừa qua, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhiều cơ quan, đơn vị, trường học đã tích cực đồng hành, tổ chức các ngày hiến máu đạt kết quả cao. Ý thức và tinh thần hiến máu của người dân đã tốt hơn rất nhiều, thể hiện ở số người hiến máu, hiến tiểu cầu đều đặn đến Viện Huyết học - truyền máu trung ương và các điểm hiến máu cố định ngày càng tăng.

Kết quả, lượng máu tiếp nhận các tháng gần đây đều đạt trung bình 34.000 đơn vị máu mỗi tháng. Riêng trong tháng 11-2022, lượng máu tiếp nhận đạt xấp xỉ 39.000 đơn vị máu. Chính vì vậy, từ đầu tháng 11-2022 đến nay, lượng máu dự trữ của Viện Huyết học – truyền máu trung ương cũng luôn duy trì ở mức cao, khoảng 17.000 – 18.000 đơn vị máu.

Tuy nhiên, tỷ lệ các nhóm máu trong tổng số máu dự trữ lại có phần mất cân đối. Lượng máu dự trữ nhóm O luôn duy trì ở mức 38-40%, trong khi tỷ lệ an toàn cần đạt để đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị là trên 45%. Đối với nhóm A, tỷ lệ trong kho dự trữ đạt khoảng 25-26%, thực tế chỉ cần khoảng 20%.

Do đó, Viện Huyết học - truyền máu trung ương mong muốn, người có nhóm O tích cực hiến máu và xin phép tạm ngừng tiếp nhận máu nhóm A và B kể từ ngày 2-12-2022 cho đến khi có thông báo tiếp theo.

Trong thời gian tạm ngừng tiếp nhận máu toàn phần, người hiến máu vẫn có thể đăng ký hiến tiểu cầu tại địa chỉ: tieucau.hienmau.vn. Bởi vì hiện nay, nhu cầu truyền tiểu cầu cao hơn 2-3 lần bình thường do dịch sốt xuất huyết đang bùng phát tại Hà Nội và nhiều địa phương. 

Theo số liệu của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), trong thời gian qua, trung bình, cả nước liên tục ghi nhận thêm khoảng 10.000 ca mắc sốt xuất huyết mới mỗi tuần. Một trong những mối nguy hiểm lớn nhất đối với những bệnh nhân sốt xuất huyết là sự suy giảm tiểu cầu nghiêm trọng. 

Nếu hạ tiểu cầu quá nhiều, người bệnh có thể bị chảy máu tự nhiên dưới da, chảy máu cam, chân răng, xuất huyết nội tạng… Do đó, nhu cầu về tiểu cầu trong mùa dịch sốt xuất huyết của các bệnh viện sẽ tăng cao hơn. Chính vì vậy, các cơ sở y tế rất cần sự chung tay, giúp đỡ của cộng đồng để có nguồn tiểu cầu từ người hiến máu tình nguyện để cấp cứu, điều trị cho người bệnh sốt xuất huyết nói riêng và bệnh nhân cần tiểu cầu nói chung.

(Theo HNMO)

Các tin khác

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, HIV/AIDS vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn ảnh hưởng đến hơn 2 triệu người ở khu vực châu Âu. Tại châu Á và Thái Bình Dương, khu vực đông dân nhất thế giới, số ca nhiễm cũng tăng trở lại ở những nơi đã ghi nhận mức giảm đáng kể trong 10 năm qua.

Bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM.

Tại Việt Nam, năm 2020 có khoảng 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Việt Nam xếp thứ 91/185 quốc gia có tỷ suất mắc mới và xếp 50/185 về tỷ suất tử vong do ung thư.

Những người sử dụng NSAID bị viêm khớp nặng hơn.

Những bệnh nhân sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) trong 4 năm có tình trạng bệnh viêm màng hoạt dịch khớp nặng hơn, cũng như sụn yếu hơn so với nhóm “đối chứng” không dùng NSAID.

Điều trị cho bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.

Bệnh liên cầu khuẩn lợn xảy ra rải rác quanh năm, nhưng cứ đến mỗi dịp cuối năm, bệnh lại có xu hướng gia tăng. Điều đáng nói, bệnh liên cầu khuẩn lợn không chỉ xảy ra với những trường hợp ăn tiết canh sống, nem sống, thịt tái sống mà cả những người giết mổ lợn, làm thịt lợn, bán thịt… cũng có nguy cơ nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thịt có mầm bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục