Uống rượu bia mức nào để an toàn cho sức khoẻ và cách giải rượu

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/1/2023 | 3:36:22 PM

“Trong trường hợp phải uống rượu bia thì tốt nhất không sử dụng quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày với nam giới, 1 đơn vị cồn với nữ giới và không uống quá 5 ngày mỗi tuần”, Tiến sĩ Trương Hồng Sơn khuyến cáo.

Bệnh nhân ngộ độc rượu methanol nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Bệnh nhân ngộ độc rượu methanol nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Rượu bia ngày Tết luôn là vấn đề được nhiều gia đình quan tâm vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Bởi vì ngoài việc nâng chén rượu đầu năm cho vui, có không ít người lạm dụng rượu bia dẫn tới những hệ lụy về sức khỏe, dễ gặp tai nạn khi lưu hành giao thông và thậm chí có không ít trường hợp ngộ độc rượu phải nhập viện trong dịp Tết nguyên đán.

Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, Tiến sĩ Trương Hồng Sơn cho hay, uống rượu bia ngày tết hoặc bất kỳ thời điểm nào có thể gây tổn thương viêm loét dạ dày, xơ gan… Ngoài ra uống rượu bia còn ảnh hưởng đến rối loạn hành vi và nhận thức gây ra các hành vi gây rối hoặc tai nạn giao thông. Do đó, uống rượu bia nói chung nên được hạn chế, không nên quá vui vẻ mà uống liên tục trong nhiều ngày.

Trong trường hợp phải uống rượu bia thì tốt nhất không sử dụng quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày với nam giới, 1 đơn vị cồn với nữ giới và không uống quá 5 ngày mỗi tuần.

Theo đó, 1 đơn vị cồn tương đương với khoảng 3/4 chai hay lon bia có dung tích 330ml (5%), 1 cốc bia hơi 330ml (Bia tùy loại mà có chứa 1-12% cồn, thường ở vào khoảng 5%. Các loại bia ít cồn (hay bia không cồn) thường độ cồn cũng ở mức 0.05-1.2%). 1 ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).

Tiến sĩ Sơn khuyến cáo, mọi người cần phải lưu ý rượu có hai loại ethanol và methanol. Rượu ethanol hay còn gọi là rượu truyền thống, còn rượu methanol (cồn công nghiệp) là rượu công nghiệp.

Các loại rượu chứa cồn công nghiệp gây ngộ độc nguyên nhân chính là do những người kinh doanh rượu phi pháp đã mua cồn công nghiệp methanol về đóng chai hoặc pha thành các loại rượu rởm, trà trộn với các loại rượu truyền thống để thu lợi bất chính. Ngộ độc rượu methanol có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ, thậm chí tử vong.

Để hạn chế mua phải rượu công nghiệp, thứ nhất chúng ta không nên mua rượu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trôi nổi ngoài thị trường. Mặc dù methanol hay ethanol khi ngộ độc lúc đầu đều biểu hiện giống nhau là hạ thân nhiệt, hạ huyết áp. Tuy nhiên ngộ độc methanol quá trình diễn tiến nửa ngày sau hoặc 1 đến 2 ngày sau mới có biểu hiện.

Nếu bệnh nhân thấy mờ mắt, mệt mỏi, thở nhanh, chậm chạp, thậm chí hôn mê, có thể có nôn ọe thì lúc này đã là giai đoạn muộn khi bị ngộ độc. Do đó, điều cần chú ý tiếp theo đó là nếu cảm thấy bất thường, mệt mỏi nhiều thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra ngay không nên tự điều trị ở nhà.

Các chuyên gia khuyến cáo, ngày Tết dù vui tới đâu mọi người cũng cần uống rượu, bia có tiết chế. Đối với các trường hợp uống rượu nhiều khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như: mờ mắt, lơ mơ, thở nhanh và thở sâu giống như khó thở… cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới viện để được hỗ trợ y tế giải độc.

Để giải rượu tại nhà, bác sĩ Sơn khuyến cáo có thể uống nước lọc để bù đắp lượng nước đã mất, đồng thời pha loãng nồng độ cồn trong máu giúp đỡ say hơn. Có thể bổ sung nước gừng, làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể.

Việc bổ sung nước có pha loãng cốt chanh, cam có hàm lượng vitamin C cao giúp giảm cơn say và làm cơ thể tỉnh táo trở lại. Ngoài ra, khi say rượu thường kéo theo khát nước nên uống nước chanh, nước cam giúp giải cơn khát hiệu quả.

Một số thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc, cháo có một lượng lớn carbon có tác dụng như một bộ lọc trong cơ thể giúp hấp thụ hết chất cồn, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng say rượu. Thêm vào đó, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt chứa rất nhiều vitamin B1 giúp hạn chế triệu chứng nôn nao.

(Theo NDO)

Các tin khác
Người dân trên đường tới nơi làm việc ở Tokyo, Nhật Bản ngày 28/12/2022.

Đề xuất trên được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đang thảo luận về việc đưa COVID-19 vào nhóm 5 trong danh sách các bệnh truyền nhiễm, tức là ngang với cúm mùa nhằm giảm bớt gánh nặng cho bệnh viện.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, lây lan ở những khu vực đông người như: Nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… dễ gây thành dịch.

Để đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khoẻ (CSSK) của nhân dân trong những ngày Tết, thời điểm này, các cơ sở y tế của tỉnh Yên Bái đã chủ động xây dựng các phương án, chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng nhiệm vụ khám, điều trị, cấp cứu, phòng chống dịch bệnh… giúp người dân an tâm đón tết cổ truyền dân tộc.

Ảnh minh họa: Cải Brussels và khoai tây chiên bằng nồi chiên không dầu.

Nồi chiên không dầu là một trong những sản phẩm được nhiều người ưa thích sử dụng bởi nó giúp giảm lượng dầu tiêu thụ, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Vậy nhưng liệu nồi chiên không dầu có phù hợp để dùng cho tất cả các loại thực phẩm hay không?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục