Ở châu Âu và các nước Bắc Mỹ, trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành, tin giả về dịch bệnh đã gây ra hệ lụy, dẫn đến một phong trào tạm dịch là "Máu tinh khiết".
|
|
Theo đó, nhiều người hoài nghi vaccine đã ngăn các y, bác sĩ truyền máu trong những ca phẫu thuật, từ chối nhận máu từ người hiến máu đã tiêm vaccine. Giới chức y tế nhiều nước phát đi cảnh báo về hiện tượng đáng lo ngại này.
Pure blood (tạm dịch là "Máu tinh khiết") là các hội nhóm của những người bài vaccine, hoạt động tích cực trên mạng xã hội Facebook. Các nhóm này có từ vài trăm đến hơn 3.000 thành viên.
Trên Tiktok, người bài vaccine cũng muốn được gọi là người có người có "máu tinh khiết". Điểm chung của cộng đồng này là họ chia sẻ về những câu chuyện chống vaccine, những tuyên bố vô căn cứ cho rằng cơ thể sẽ bị "nhiễm bẩn" nếu nhận máu từ người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Giới chuyên gia khẳng định, thông tin này hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Bà Jessa Merrill, Hội Chữ thập đỏ Mỹ, nói: "Tương tự các vaccine khác, vaccine ngừa COVID-19 tạo ra phản ứng miễn dịch giúp bảo vệ con người không mắc bệnh. Máu của người hiến đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 là an toàn đối với người nhận máu".
Đỉnh điểm là phong trào máu tinh khiết xảy ra cuối năm 2022 khi một cặp vợ chồng người New Zealand tìm cách ngăn các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật tim cứu sống đứa con mới sinh của họ. Lý do là máu truyền cho bé có thể từ người hiến máu đã tiêm vaccine ngừa COVID-19. Một tòa án đã phải can thiệp để cho phép ca phẫu thuật diễn ra. Vụ việc trở thành trường hợp điển hình về những người hoài nghi vaccine trên khắp thế giới.
Bà Kristin Moffitt, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Boston, Mỹ, cho biết: "Tôi mong muốn các bậc cha mẹ chỉ nên tin vào những nguồn thông tin chính thống khi đưa ra các quyết định liên quan đến vaccine cho con của mình. Vaccine cứu sống mạng người. Vaccine không chỉ bảo vệ người được tiêm, mà cả những người xung quanh, nâng cao khả năng miễn dịch của cộng đồng.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, các phong trào như "Máu tinh khiết" có thể là công cụ trục lợi từ nỗi sợ hãi của mọi người. Một số hội nhóm tự nhận là chưa tiêm vaccine, sẵn sàng hiến máu sẽ thu phí từ vài chục cho đến cả trăm USD đối với người có nhu cầu.
(Theo VTV)
Tính đến ngày 1/2/2023, tỉnh Yên Bái đã nhận được tổng số 2.380.702 liều vắc xin phòng COVID-19, gồm 2.124.152 liều vắc xin tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 256.550 liều vắc xin để triển khai tiêm cho đối tượng trên từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Thực hiện công văn của Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), thông báo về việc quy định về xét nghiệm PCR đối với người nhập cảnh Trung Quốc, ngày 2/2/2023, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Công văn số 252 quy định về xét nghiệm PCR đối với người nhập cảnh Trung Quốc.
Vào viện với triệu chứng tiểu máu kéo dài và đau vùng thắt lưng phải kéo dài hơn 1 tháng, tiền sử thận đa nang bẩm sinh 2 bên phát, nữ bệnh nhân được phát hiện có khối u thận "khổng lồ" nặng 2,8kg.
Vừa ăn vừa làm việc, áp lực kéo dài, ít vận động, lạm dụng cà phê... là những nguyên nhân khiến dân văn phòng dễ đối mặt với đau dạ dày.