WHO triệu tập ủy ban khẩn cấp, bàn việc kết thúc đại dịch COVID-19

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/5/2023 | 11:33:15 AM

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết cuộc họp lần thứ 15 của Ủy ban khẩn cấp (EC) về Các quy định y tế quốc tế (IHR) COVID-19 do Tổng Giám đốc WHO triệu tập sẽ được tổ chức vào ngày 4-5.

Cuộc họp khẩn cấp hôm 30-1-2020 của WHO, ngày mà Tổng Giám đốc WHO và Ủy ban khẩn cấp đồng thuận coi COVID-19 (lúc đó được gọi là 2019-nCoV hay
Cuộc họp khẩn cấp hôm 30-1-2020 của WHO, ngày mà Tổng Giám đốc WHO và Ủy ban khẩn cấp đồng thuận coi COVID-19 (lúc đó được gọi là 2019-nCoV hay "virus corona mới") là một PHEIC - Ảnh: WHO

Trong thông cáo báo chí phát đi hôm 2-5 (giờ Việt Nam), WHO cho biết cuối cuộc họp, Ủy ban khẩn cấp COVID-19 sẽ tư vấn cho Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus về việc liệu đại dịch COVID-19 có còn cấu thành Tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) hay không.

EC IHR COVID-19 cũng có nhiệm vụ đưa ra các khuyến nghị tạm thời cho WHO và các quốc gia thành viên.

Tuyên bố chính thức sẽ được WHO chia sẻ với giới truyền thông.

EC IHR COVID-19 đã tổ chức cuộc họp đầu tiên vào ngày 22 và 23-1-2020. Vào 30-1-2020, sau cuộc họp thứ hai, Ủy ban đã thông báo cho Tổng Giám đốc WHO rằng sự bùng phát của COVID-19 đã cấu thành một PHEIC.

Tiến sĩ Tedros đã chấp nhận lời khuyên của Ủy ban và tuyên bố COVID-19 là PHEIC vào ngày 30-1-2020.

PHEIC là mức cảnh báo cao nhất của WHO cho một dịch bệnh, được quy định từ năm 2007, cũng đã được áp dụng cho cúm đại dịch H1N1 năm 2009, Ebola (2 lần), Zika, bại liệt, đậu mùa khỉ. Hiện còn 3 PHEIC đang hoạt động là COVID-19, bại liệt, đậu mùa khỉ.

Việc WHO coi một dịch bệnh là PHEIC hay không có ảnh hưởng về mặt pháp lý đến các nước thành viên, bao gồm các khuyến nghị và quy định y tế, cũng như trách nhiệm san sẻ nguồn lực toàn cầu.

Chấm dứt PHEIC cũng là nền tảng để các quốc gia thành viên "hạ cấp" COVID-19, xem nó như một bệnh truyền nhiễm thông thường (dịch bệnh lưu hành) thay vì một đại dịch.

(Theo NLĐ)

Các tin khác
Các nhân viên y tế Bệnh viện Quân y 4, tỉnh Bình Dương đang kiểm tra các thiết bị y tế, bình ôxy cảnh giác cao với nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát lại.

Tỉnh Bình Dương vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do có bệnh nền suy tim, đái tháo đường, mắc COVID-19. Đây là ca tử vong do COVID-19 đầu tiên của tỉnh sau đợt dịch lần thứ 4 và trong năm 2023.

Số mắc COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng mạnh trong tháng 4

Trong tháng 4/2023, một số bệnh đã ghi nhận số mắc tăng mạnh so với 3 tháng đầu năm như COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng. Bộ Y đề nghị các địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch trước, trong và sau dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, ngày 30/4,1/5, không để dịch bùng phát.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Manila, Philippines. Ảnh minh họa

Biến thể COVID-19 mới XBB.1.16, còn được biết đến với tên gọi Arcturus (tên ngôi sao sáng nhất ở Bắc bán cầu), gây ra các triệu chứng cơ bản của COVID-19 là sốt và ho, cùng với đó là các bệnh mắt như viêm kết mạc, đau mắt đỏ, ngứa mắt.

Ảnh chụp màn hình

Bộ Y tế Indonesia hôm qua đã yêu cầu người dân quay trở lại đeo khẩu trang trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 do dòng biến thể phụ XBB.1.16 gây ra ngày càng gia tăng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục