Đề nghị nhiều bộ ngành, địa phương xử lý việc mua bán, sử dụng thuốc lá điện tử

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/5/2023 | 2:02:42 PM

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn kịp thời việc sử dụng thuốc lá điện tử tại các cơ sở giáo dục, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Trong sản phẩm thuốc lá điện tử có rất nhiều loại hương liệu độc hại
Trong sản phẩm thuốc lá điện tử có rất nhiều loại hương liệu độc hại

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh/thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương; Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an đề nghị về tăng cường truyền thông các tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha; kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Theo Bộ Y tế, những năm gần đây, tại Việt Nam xuất hiện nhiều sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử (Electronic Nicotine Delivery - ENDs), thuốc lá nung nóng (Heated Tobacco Product - HTPs) và shisha. Các sản phẩm này hiện nay chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành tại thị trường trong nước, tuy nhiên việc mua bán, quảng cáo đang diễn ra phổ biến, đặc biệt trên môi trường mạng internet.

Các sản phẩm này được thiết kế đa dạng với nhiều kiểu dáng và nhiều hương vị rất hấp dẫn với giới trẻ. Điều này dẫn đến việc sử dụng thuốc lá điện tử đang có xu hướng gia tăng nhanh tại nước ta, đặc biệt trong lứa tuổi học sinh.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 20.000 loại hương liệu được sử dụng trong các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó, rất nhiều loại hương liệu độc hại và chưa được đánh giá toàn diện về mức độ gây hại đối với sức khỏe.

Thuốc lá điện tử có chứa nicotine là chất gây nghiện, gây các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa. Thành phần của dung dịch thuốc lá điện tử còn có glycerin, propylene glycol, có thể tạo thành chất propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng và hóa hơi. Qua phản ánh của các cơ sở khám chữa bệnh và phương tiện thông tin đại chúng, gần đây nhiều trường hợp các em học sinh phải cấp cứu vì ngộ độc nicotine và các dung dịch có trong sản phẩm thuốc lá này.

Ngoài các tác hại giống như thuốc lá điếu thông thường, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng còn có nguy cơ làm phát sinh các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác. Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh năm 2022 cho thấy tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử học sinh độ tuổi 13 -15 là 3,5%.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành thực hiện chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh, thành phố tăng cường tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điếu thông thường, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Đề nghị nhiều bộ ngành, địa phương xử lý việc mua bán, sử dụng thuốc lá điện tử - Ảnh 2.
Một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc lá điện tử

Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị tăng cường phổ biến thông tin về tác hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đến công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn. Kịp thời ban hành các quy định để ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm này tại các cơ quan, công sở, các cơ sở giáo dục đào tạo; tăng cường hoạt động kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha trên địa bàn tỉnh, thành phố...

Bên cạnh đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, phổ biến tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha tới học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên; tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn kịp thời việc sử dụng thuốc lá điện tử tại các cơ sở giáo dục.

Chỉ đạo Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, kinh doanh sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha, vì các sản phẩm này hiện là những sản phẩm chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành tại Việt Nam.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Hướng dẫn mới về đối tượng tiêm chủng vaccine bắt buộc

Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, sẽ có thêm đối tượng, lịch tiêm chủng các vaccine được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng trong thời gian tới.

Người dân huyện Yên Bình sử dụng căn cước công dân gắn chíp khi đi khám chữa bệnh tại Trung tâm huyện Y tế Yên Bình.

Cùng với sự ra đời của ứng dụng VssID, việc Trung tâm Y tế huyện Yên Bình áp dụng khám chữa bệnh bằng CCCD là một bước tiến lớn trong việc cải cách thủ tục hành chính của ngành y tế và BHXH, thúc đẩy quá trình chuyển đổi theo phương châm "chuyển đổi số để người dân hạnh phúc hơn”.

Ảnh minh họa. (Nguồn: israelhayom.com)

Nghiên cứu cho thấy những người mắc hội chứng COVID kéo dài gặp tình trạng sương mù não - một dạng rối loạn chức năng nhận thức, có thể gây ra một số các triệu chứng như mệt mỏi, kém tập trung.

Virus viêm gan B có khả năng lây truyền cao gấp 50-100 lần so với virus HIV. Ảnh: nguồn vinmec.com)

Không uống rượu bia và hút thuốc lá nhưng khi đi khám, ông N. bàng hoàng biết mình mắc ung thư gan tiến triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục