Những sản phẩm ăn kiêng này không giúp giảm mỡ trong cơ thể về lâu dài mà thay vào đó có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch cao hơn.
|
WHO khuyến cáo mọi người nên giảm hoàn toàn độ ngọt trong chế độ ăn uống của mình. Ảnh minh họa
|
Trong hướng dẫn mới cảnh báo về các sản phẩm như nước soda ăn kiêng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết chất làm ngọt nhân tạo có thể không giúp mọi người giảm cân như ý muốn.
Theo hãng tin Bloomberg, khuyến cáo của WHO được dựa trên một đánh giá khoa học cho thấy các sản phẩm có chứa aspartame và stevia - thường được bán trên thị trường dưới dạng thực phẩm ăn kiêng - có thể không giúp giảm mỡ trong cơ thể về lâu dài.
Ông Francesco Branca, Giám đốc WHO về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, cho biết: "Mọi người nên giảm hoàn toàn độ ngọt trong chế độ ăn uống”.
Theo WHO, chất làm ngọt nhân tạo cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch cũng như tử vong cao hơn.
Hướng dẫn mới trên áp dụng đối với tất cả các chất làm ngọt không đường, trong đó có cả cỏ ngọt và sucralose. Những sản phẩm như vậy đã được sử dụng rộng rãi và thường được thêm vào thực phẩm và đồ uống đã qua chế biến, như soda dành cho người ăn kiêng, hoặc được bán riêng.
Ông Branca cho biết chất làm ngọt nhân tạo không phải là yếu tố thiết yếu trong chế độ ăn uống, cũng như không có giá trị dinh dưỡng. Chúng cũng thường được dùng để thay thế đường trong thực phẩm và đồ uống.
Các sản phẩm tiêu dùng phổ biến như Diet Coke và Diet Snapple, được đổi tên vào năm ngoái thành Zero Sugar Snapple, có chứa aspartame.
Hai nhà sản xuất Coca-Cola Co và Keurig Dr Pepper hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận về vấn đề này.
WHO cho biết khuyến nghị mới này áp dụng cho tất cả mọi người, trừ những người đã mắc bệnh tiểu đường.
Cơ quan y tế này đã ban hành một dự thảo hướng dẫn chống lại chất làm ngọt vào tháng 7 năm ngoái và đưa ra tham vấn cộng đồng.
WHO trước đây đã khuyên người lớn và trẻ em nên hạn chế lượng đường ăn vào ở mức 10% tổng năng lượng tiêu thụ.
(Theo Tin tức)
Ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chuẩn bị kế hoạch, phương án sẵn sàng quay trở lại với tình huống dịch bệnh bùng phát.
Mặc dù dịch COVID-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu, nhưng đại dịch chưa kết thúc vì vậy Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu người dân tiêm vắc xin phòng COVID-19, thực hiện tiêm nhắc lại cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/5 tuyên bố, bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, sau hơn 1 năm duy trì cảnh báo cao đối với dịch bệnh này.
Việc áp dụng 2 kỹ thuật nội soi trong cùng một ca phẫu thuật là xu hướng mới trên thế giới và tại Việt Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị tiên phong thực hiện kỹ thuật này.