Yên Bái yêu cầu tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/6/2023 | 11:11:24 AM

YênBái - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nước giải khát, nước đá, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể tại các trường học, bệnh viện, doanh nghiệp... Đó là yêu cầu của Sở Y tế tỉnh Yên Bái tại Công văn số 1276/SYT-NVY ban hành ngày 26/6 vừa qua.

Một trang quảng cáo đồ ăn sẵn trên mạng xã hội. Ảnh minh họa
Một trang quảng cáo đồ ăn sẵn trên mạng xã hội. Ảnh minh họa

Được biết, trong năm 2022 vừa qua, thực hiện Chỉ thị số 17 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường quản lý Nhà nước về ATTP trong tình hình mới, ngành Y tế tỉnh đã tổ chức 14 đợt kiểm tra, giám sát; 9 đợt thanh tra, kiểm tra 125 cơ sở SXKD thực phẩm, dịch vụ ăn uống; kiểm tra đột xuất việc chấp hành quy định về ATTP tại các trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn qua tỉnh Yên Bái). 

Qua kiểm tra, hầu hết các cơ sở SXKD, tiểu thương đều chấp hành nghiêm cũng như cung cấp các nguồn hàng đảm bảo các điều kiện về vệ sinh ATTP, nhất là đối với những mặt hàng tươi sống như thịt, cá, rau, quả…

Qua thanh tra, kiểm tra, các ngành chức năng của tỉnh còn phát hiện trên 21 cơ sở có vi phạm về ATTP, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP; xử phạt hành chính trên 65 triệu đồng, tiêu hủy nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng… 

Trước thực trạng đó, Sở Y tế đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; các Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ; trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh nước giải khát, nước đá, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể tại các trường học, bệnh viện, khu công nghiệp... 

Phát hiện sớm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định ATTP và công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm; thực hiện ăn chín, uống chín; xử lý nguồn nước ăn uống, sinh hoạt bị ô nhiễm theo đúng hướng dẫn của ngành y tế sau khi bão, lụt xảy ra. 

Đặc biệt, đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa tuyệt đối không thu hái, đánh bắt, kinh doanh, sử dụng các động thực vật độc như nấm độc, côn trùng lạ, độc, cây, quả lạ...; chú ý bảo đảm an toàn trong chế biến và sử dụng thịt cóc. 

Bên cạnh đó, Sở yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố tại các trường học, bệnh viện, khu công nghiệp... tuyệt đối không sử dụng các nguyên liệu thực phẩm, sản phẩm thực phẩm đã bị ôi thiu, hỏng, mốc, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng để chế biến, kinh doanh, đặc biệt các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên và do Clostridium botulium.  

Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; các Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ; trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố cần phải chủ động các điều kiện, phương án, lực lượng, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất để kịp thời tiếp nhận, cấp cứu, điều trị bệnh nhân và khắc phục giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh dịch liên quan đến thực phẩm xảy ra.

Thủy Thanh

Tags Yên Bái an toàn thực phẩm phòng chống ngộ độc mùa hè mùa bão lụt

Các tin khác
Bệnh viện kích hoạt qui trình báo động đỏ cấp cứu thai phụ Q. bị ngưng tim, ngưng thở.

Ngày 27/6, Bệnh viện Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh) cho biết, các bác sĩ vừa cấp cứu thành công cho một thai phụ 39 tuổi (ngụ Bình Dương) mang thai lần 3 bị ngưng tim, ngưng thở do vỡ tử cung.

Điều dưỡng viên phục vụ tận tình hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Trong công tác khám chữa bệnh (KCB), điều dưỡng viên là người thực hiện theo các y lệnh của bác sĩ và trực tiếp chăm lo, phục vụ mọi nhu cầu của người bệnh, từ các kỹ thuật nghiệp vụ cho đến chăm sóc tinh thần, nắm bắt tâm lý bệnh nhân... Trong những năm qua, ngành y tế Yên Bái luôn quan tâm, bồi dưỡng phát triển đội ngũ này, góp phần nâng cao chất lượng KCB.

Hình ảnh khối u được lấy ra khỏi bụng bệnh nhân.

Bệnh nhân L. mắc một loại bệnh khá hiếm là u vỏ bào thần kinh ác tính, bệnh chỉ chiếm khoảng 5-10% trong số tất cả các khối u vỏ bào thần kinh.

Theo Quyết định 2609/QĐ-BYT ban hành “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”, Bộ Y tế vừa ban hành nêu rõ các biện pháp kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục