Bộ Y tế Lào yêu cầu bệnh viện các tỉnh, huyện và các cơ sở y tế kể cả các phòng khám tư nhân tăng cường phát hiện các nhóm bệnh nhân có biểu hiện sốt và nổi mụn.
|
Một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ.
|
Theo phóng viên TTXVN tại Vientiane, ngày 19/9, Bộ Y tế Lào đã có văn bản thông báo và yêu cầu tất cả người dân cần tập trung theo dõi và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ (Mpox).
Thông báo được đưa ra ngay sau khi phát hiện 1 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ nhập cảnh nước này.
Nhằm khẩn trương phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, Bộ Y tế Lào đã yêu cầu các Sở Y tế địa phương trên toàn quốc tăng cường công tác theo dõi, phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, tập trung vào số người mới nhập cảnh Lào, nhất là đối với các địa phương có đường biên giới với các nước đang có dịch.
Bộ Y tế Lào cũng yêu cầu bệnh viện các tỉnh, huyện và các cơ sở y tế kể cả các phòng khám tư nhân tăng cường phát hiện các nhóm bệnh nhân có biểu hiện sốt và nổi mụn. Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh cần phải khẩn trương báo cáo cho các cơ quan chức năng để lấy mẫu xét nghiệm gửi đến Trung tâm Phân tích bệnh lý học quốc gia Lào.
Bộ Y tế Lào yêu cầu tổ chức kiểm tra đối với các phòng phân tích cấp tỉnh, thiết bị xét nghiệm nhằm sẵn sàng thực hiện các công tác chuyên môn khi phát hiện trường hợp nhiễm bệnh; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất cũng như vật tư cần thiết khi phát hiện trường hợp nhiễm bệnh, nhất là đối với các tỉnh có cửa khẩu quốc tế và các tỉnh có nguy cơ cao.
Ngoài ra, Bộ Y tế Lào cũng yêu cầu ngành y tế các địa phương cần tập trung tuyên truyền, phổ biến về công tác vệ sinh cho tất cả người dân nhận thức rõ tính nguy hiểm của bệnh dịch và cách thức vệ sinh, tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Đậu mùa khỉ vốn là bệnh lưu hành tại khu vực châu Phi, song trong năm 2022, số ca mắc tại khu vực châu Âu tăng đột biến, khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu về bệnh đậu mùa khỉ vào tháng 7 cùng năm. Đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc gần, như sờ hay chạm vào dịch tiết từ người mang bệnh.
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể dễ dàng nhận biết như sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban... Thông thường bệnh này có thể kéo dài 2 - 4 tuần và triệu chứng bệnh được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.
(Theo SKĐS)
Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái vừa tổ chức triển khai Chiến dịch cân, đo, đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi, uống Vitamin A cho trẻ 6 – 60 tháng, uống thuốc tẩy giun các cho đối tượng từ 24 đến 60 tháng tuổi trên địa bàn thành phố.
Ngày 4/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phát đi thông báo, thời gian gần đây, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận các nước Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia gia tăng số ca mắc đường hô hấp, cúm A (H5/N1) và COVID-19. Bộ Y tế yêu cầu người dân không lơ là, chủ quan.
Thời tiết lạnh khiến trẻ mắc các bệnh hô hấp có xu hướng gia tăng, trong đó có cúm B. Mặc dù cúm B là một trong những chủng cúm mùa phổ biến ở nước ta và xảy ra hàng năm, nhưng không phải cha mẹ nào cũng hiểu đúng. Vậy khi trẻ mắc cúm B có những triệu chứng gì?
Ngày 3/12, Bệnh viện quân y 120 (Cục Hậu cần, Quân khu 9 tại tỉnh Tiền Giang) cho biết, vừa phẫu thuận thành công 2 bệnh nhân có khối u lớn. Đây là 2 trường hợp hiếm gặp, chứng minh sự tiến bộ trong điều trị bệnh nhân của y bác sĩ của bệnh viện này.