Phát hiện tế bào ung thư ở người ''ăn'' virus săn khuẩn

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/11/2023 | 9:12:55 AM

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số tế bào ung thư lấy nguồn thức ăn là thực khuẩn thể – một loại virus săn vi khuẩn có trong cơ thể người.

Thực khuẩn là thể virus có khả năng ký sinh ở vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn. Ảnh minh họa: Sputnik
Thực khuẩn là thể virus có khả năng ký sinh ở vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn. Ảnh minh họa: Sputnik

Theo giới khoa học, cơ thể con người là ngôi nhà của hàng tỷ sinh vật bao gồm vi khuẩn, virus và sinh vật đơn bào. Tùy thuộc vào đặc tính của mỗi loại sinh vật, chúng có thể giúp ích, gây hại hoặc trung tính đối với cách cơ thể của chúng ta hoạt động. Mãi cho đến gần đây, các nhà khoa học vẫn cho rằng thực khuẩn thể chỉ tồn tại trong cơ thể chúng ta và không có nhiều phản ứng với cơ thể.

Nhà vi trùng học Jeremy Barr làm việc tại Đại học Monash ở Melbourne, Australia cho biết: "Từ lâu chúng ta luôn nghĩ rằng thực khuẩn không tương tác với tế bào của động vật có vú. Điều này hoàn toàn sai lầm”.

Trong một bài viết đăng trên PLOS Biology, một tạp chí do Thư viện Khoa học Công cộng xuất bản, nhà vi trùng học Barr viết: "Tế bào động vật có vú tiếp nhận vi khuẩn và sử dụng chúng như một nguồn thức ăn để tăng cường sự phát triển của tế bào và sống sót”.

Phát hiện của họ được tìm ra từ một cuộc thử nghiệm trong đó, các nhà khoa học đặt các tế bào ung thư từ người và từ chó vào một môi trường đầy rẫy loại vi khuẩn thông thường, T4, vốn thích ăn vi khuẩn E. coli. Trong khi các nhà khoa học tìm kiếm xem các tế bào đang tạo ra loại protein nào để phản ứng và tự bảo vệ trước vi khuẩn, các tế bào lại có dấu hiệu tăng trưởng, bao gồm cả việc chuẩn bị phân chia.

"Các tế bào bị nhiễm thể thực khuẩn thực sự phát triển với tốc độ nhanh hơn. Điều này cho thấy các tế bào đang sử dụng các thể thực khuẩn làm nguồn thức ăn”.

Thực khuẩn là thể virus có khả năng ký sinh ở vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn. Chúng đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ như là chất thay thế cho thuốc kháng sinh. Trước đây, việc triển khai liệu pháp thực khuẩn được sử dụng rộng rãi ở Liên Xô. Đến thế kỷ 21, y học phương Tây bắt kịp, khám phá ra lợi ích của thực khuẩn trong việc kiểm soát sự lây nhiễm vi khuẩn không chỉ ở người mà còn ở thực phẩm.

(Theo Báo Tin tức)

Các tin khác
Cán bộ Trung tâm Y tế thành phố tổ chức khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ

Trong 2 ngày 2 - 3/11/2023, Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái sẽ tổ chức chương trình khám miễn phí, phát hiện sớm ung thư, các bệnh lý phụ khoa, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình tại Trạm Y tế xã Âu Lâu.

Một bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nặng được chăm sóc, điều trị tích cực.

Ngày 30-10, Bệnh viện Nội tiết trung ương đưa ra cảnh báo về nguy cơ biến chứng nặng ở người bệnh đái tháo đường mắc sốt xuất huyết.

Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng tại bệnh viện điều trị COVID-19 Y Hà Nội. Ảnh tư liệu

Từ ngày 20/10/2023, COVID-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Theo đó, các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân mắc COVID-19.

Theo quyết định của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Quyết định 447 của Thủ tướng về việc công bố dịch COVID-19 được ban hành ngày 1/4/2020 hết hiệu lực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục