9 cách phòng ngừa cơn thiếu máu não thoáng qua

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/3/2024 | 2:54:28 PM

Cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng xuất hiện và biến mất nhanh chóng, có thể sẽ khiến người bệnh chủ quan, không đi khám. Nhưng có đến 1/3 số người đã bị đột quỵ trong vòng một năm sau khi bị cơn thiếu máu não thoáng qua

Thiếu máu não thoáng qua được xem là yếu tố cảnh báo đột quỵ.
Thiếu máu não thoáng qua được xem là yếu tố cảnh báo đột quỵ.

Cơn thiếu máu não thoáng qua là một giai đoạn tạm thời của các triệu chứng tương tự như đột quỵ. Cơn thiếu máu não thoáng qua thường chỉ kéo dài vài phút và không gây ra tổn thương vĩnh viễn. Vậy người bị thiếu máu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần?

Thiếu máu não thoáng qua được xem là một yếu tố cảnh báo đột quỵ cần lưu ý với 3 - 4% nguy cơ hàng năm, 11% nguy cơ trong 7 ngày sau cơn thiếu máu não thoáng qua và 24 - 29% nguy cơ trong 5 năm tiếp theo. 

Trong số những bệnh nhân được cấp cứu đột quỵ thiếu máu cục bộ, có 7 - 40% trường hợp báo cáo đã bị cơn thiếu máu não thoáng qua trước đó. Nhiều cơn đột quỵ có thể được ngăn chặn bằng cách lưu ý các dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua và điều trị các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Vì vậy, việc phòng tránh là vô cùng quan trọng.

Nguyên nhân của cơn thiếu máu não thoáng qua

Cơn thiếu máu não thoáng qua thường kéo dài vài phút. Hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng biến mất trong vòng một giờ, mặc dù hiếm khi các triệu chứng có thể kéo dài đến 24 giờ.

Cơn thiếu máu não thoáng qua có cùng nguồn gốc với đột quỵ do thiếu máu cục bộ, loại đột quỵ phổ biến nhất. Trong một cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ, cục máu đông sẽ chặn nguồn cung cấp máu cho một phần của não. Trong thiếu máu não thoáng qua, không giống như đột quỵ, sự tắc nghẽn diễn ra trong thời gian ngắn và không có tổn thương vĩnh viễn.

- Nguyên nhân cơ bản của thiếu máu não thoáng qua thường là do sự tích tụ của các chất béo có chứa cholesterol, được gọi là mảng xơ vữa trong động mạch hoặc một trong các nhánh cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng cho não.

- Mảng xơ vữa có thể làm giảm lưu lượng máu qua động mạch hoặc dẫn đến sự phát triển của cục máu đông. Cục máu đông di chuyển đến động mạch cung cấp máu cho não từ một phần khác của cơ thể, phổ biến nhất là từ tim, cũng có thể gây ra thiếu máu não thoáng qua.

Yếu tố nguy cơ của cơn thiếu máu não thoáng qua

Một số yếu tố rủi ro đối với thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ không thể thay đổi được. Những người khác thì có thể kiểm soát.

Các yếu tố nguy cơ bệnh nhân không thể thay đổi bao gồm:

Bệnh nhân có tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc đột quỵ có thể lớn hơn nếu một trong những thành viên trong gia đình bị thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ.

Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người từng bị thiếu máu não cục bộ thoáng qua hoặc đột quỵ, thì các thành viên còn lại trong gia đình sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn người bình thường.

Tuổi cao: Sau 50 tuổi nguy cơ bị thiếu máu não thoáng qua sẽ gia tăng, theo đó các bệnh nền với nguy cơ gây đột quỵ cũng sẽ chuyển biến nhanh chóng như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh lý về tim mạch…

Tiền sử bị thiếu máu não thoáng qua trước đó: Một người đã từng trải qua cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua sẽ có nguy cơ tái phát bệnh cao. Đồng thời đối tượng này sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường.

Bệnh hồng cầu hình liềm: Các tế bào máu hình lưỡi liềm mang ít oxy hơn và cũng có xu hướng mắc kẹt trong thành động mạch, cản trở lưu lượng máu đến não, gây ra tình trạng thiếu máu não thoáng qua.

Phòng ngừa cơn thiếu máu não thoáng qua thế nào?

Biết được các yếu tố nguy cơ, sống lành mạnh và kiểm tra y tế thường xuyên là những điều tốt nhất có thể làm để ngăn ngừa thiếu máu não thoáng qua.

- Không hút thuốc: Ngừng hút thuốc sẽ làm giảm nguy cơ mắc thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ.

- Hạn chế cholesterol và chất béo: Cắt giảm cholesterol và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn uống có thể làm giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch.

- Ăn nhiều trái cây và rau quả: Những thực phẩm này chứa các chất dinh dưỡng như kali, folate và chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ chống lại thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ.

- Hạn chế natri: Nếu bị huyết áp cao, tránh ăn mặn và không thêm muối vào thức ăn có thể sẽ làm giảm huyết áp của bạn, lượng natri dư thừa có thể làm tăng huyết áp ở những người nhạy cảm với natri.

- Luyện tập thể dục đều đặn: Nếu bạn bị huyết áp cao, tập thể dục thường xuyên là một trong số ít cách giúp bạn hạ huyết áp mà không cần dùng thuốc.

- Hạn chế uống rượu: Uống rượu điều độ. Giới hạn được khuyến nghị là không quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới.

- Kiểm soát cân nặng thích hợp để khỏe mạnh: Thừa cân sẽ góp phần vào các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tim mạch và tiểu đường. Giảm cân bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục có thể làm giảm huyết áp và cải thiện mức cholesterol của bạn.

- Không sử dụng thuốc và sử dụng các loại thuốc như cocaine có liên quan đến việc tăng nguy cơ thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Cần kiểm soát bệnh đái tháo đường: Nếu mắc bệnh cần kiểm soát bệnh đái tháo đường và huyết áp cao bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục, kiểm soát cân nặng và dùng thuốc khi cần thiết.

(Theo SKĐS)

Các tin khác
Hình minh họa.

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục