Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ mở cửa trở lại, sẵn sàng tiếp nhận 1.000 người bệnh mỗi ngày

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/5/2024 | 2:27:22 PM

Sau thời gian cải tạo, Bệnh viện K (cơ sở 43, Quán Sứ, Hà Nội) chính thức hoạt động trở lại, dự kiến mỗi ngày tiếp nhận 1.000 người bệnh đến khám, điều trị, giảm tải cho hai cơ sở Tân Triều và Tam Hiệp.

Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ chính thực hoạt động trở lại sau thời gian cải tạo -
Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ chính thực hoạt động trở lại sau thời gian cải tạo -

Sáng 28-5, tại cơ sở Quán Sứ, Bệnh viện K tổ chức buổi lễ ký kết thỏa thuận viện trợ dự án hỗ trợ kỹ thuật "Nâng cấp trang thiết bị y tế tại Bệnh viện K" do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại.

Đồng thời, chính thức đưa cơ sở Quán Sứ hoạt động trở lại sau thời gian cải tạo.

Theo ông Lê Văn Quảng - giám đốc Bệnh viện K, trong những năm qua, tỉ lệ mắc mới và tử vong do ung thư rất đáng lo ngại.

Năm 2022, Việt Nam ghi nhận 180.480 ca mắc mới ung thư, hơn 120.000 người tử vong. Nhu cầu khám chữa bệnh nói chung và bệnh lý ung thư nói riêng của người dân ngày càng tăng cao.

Theo ông Quảng, dự án cải tạo bệnh viện được khởi công từ năm 2020 từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, vốn chỉ đáp ứng xây cơ sở hạ tầng.

Trong quá trình xây dựng, ban giám đốc Bệnh viện K phải đi xin các nguồn hỗ trợ trang thiết bị, dự kiến 1.200 tỉ đồng.

Bệnh viện tìm các nguồn khác nhau như nguồn tăng thu của Chính phủ, nguồn của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA Nhật Bản). Đến nay, các nguồn này đều xin được.

Danh mục thiết bị viện trợ của dự án "Nâng cấp trang thiết bị y tế tại Bệnh viện K" góp phần đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân với nhiều thiết bị hiện đại: hệ thống chụp PET/CT, hệ thống SPECT/CT, máy chụp cắt lớp 128 dãy, máy chụp cắt lớp vi tính 4 chiều…

Theo ông Quảng, số vốn viện trợ không hoàn lại của dự án là 1,83 tỉ yen, tương đương 300 tỉ đồng. Dự án đầu tư sẽ kéo dài từ năm 2024 - 2026, tuy nhiên đến giữa năm 2025 sẽ đầy đủ trang thiết bị cho cơ sở.

Ngoài ra, nguồn của Chính phủ hỗ trợ là 790 tỉ, bệnh viện sẽ mua các thiết bị về xạ trị và các thiết bị không nằm trong dự án hỗ trợ của JICA.

Ông Quảng thông tin sau thời gian cải tạo, xây dựng, Bệnh viện K cơ sở 43, Quán Sứ, Hà Nội chính thức triển khai tiếp nhận khám chữa bệnh cho người dân. Dự kiến với những thiết bị trên, cơ sở Quán Sứ quy mô 200 giường nội trú và 120 giường điều trị ban ngày, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho khoảng 1.000 ca mỗi ngày.

Bên cạnh đó, Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ sẽ cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh các chuyên khoa như ngoại khoa, nội khoa; các dịch vụ xét nghiệm cận lâm sàng như nội soi, xét nghiệm… đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ung bướu của người dân.

Tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan gửi lời cảm ơn đến sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam trong lĩnh vực y tế.

Bà Lan khẳng định đây là một dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh ung bướu của ngành y tế Việt Nam.

Dự án được triển khai hiệu quả trong thời gian tới sẽ sớm cung cấp thiết bị y tế hiện đại cho cơ sở Quán Sứ nhằm tăng cường năng lực khám, chẩn đoán, điều trị bệnh tại Bệnh viện K.

Buổi lễ ký kết chính thức diễn ra, đánh dấu bước tiến để hiện thực hóa dự án "Nâng cấp trang thiết bị y tế tại Bệnh viện K".

(Theo TTO)

Các tin khác
Bác sĩ khám cho bệnh nhân.

Có sở thích ăn rau sống, đặc biệt là rau muống được trồng dưới ao, hồ và rau ngổ sống, một người đàn ông được phát hiện mắc ổ sán lá gan lớn, theo dõi áp xe gan.

Cán bộ Trạm Y tế phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái kiểm tra sức khỏe cho người dân.

Năm 2023, toàn tỉnh Yên Bái đã có 122 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra ATTP tại bếp ăn của Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Lâm Phong, thôn Ngòi Sen, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái.

Tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân và tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản vận chuyển kinh doanh; lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu an toàn đối với các sản phẩm có nguy cơ cao như: giò, chả, nem chua, thủy sản, rau quả và các sản phẩm chế biến khác từ thực vật ,động vật…

Các bác sĩ phẫu thuật ghép gan lợn cho bệnh nhân 71 tuổi vào ngày 17/5. Ảnh: Bệnh viện Liên kết Số một thuộc Đại học Y An Huy

Sau khi được ghép gan lợn đã chỉnh sửa gene, bệnh nhân 71 tuổi có thể đi lại, không có dấu hiệu đào thải bộ phận mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục