Người bệnh gout nên ăn uống thế nào để đón Tết an toàn?

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/1/2025 | 7:55:04 AM

Tết thường là dịp ăn uống ‘thả ga’ với những thực đơn phong phú trong các cuộc hội họp gia đình, bạn bè. Những người mắc bệnh mạn tính như bệnh gout càng cần chú ý hơn trong chế độ dinh dưỡng để hạn chế những rủi ro sức khỏe.

Ăn nhiều loại thực phẩm chứa purin sẽ gây các cơn gout cấp.
Ăn nhiều loại thực phẩm chứa purin sẽ gây các cơn gout cấp.

1. Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể gây ra các cơn gout cấp

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bệnh gout gây ra bởi một tình trạng được gọi là tăng acid uric máu, khi có quá nhiều acid uric trong cơ thể. Tình trạng này là do quá trình chuyển hóa purin, tạo thành acid uric.

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với bệnh gout. Dinh dưỡng cho người bị bệnh gout cần phải tập trung vào những thực phẩm có hàm lượng purin thấp, vì lượng purin cao có thể dẫn đến tăng nồng độ acid uric và bùng phát bệnh các cơn gout cấp. Một số loại thực phẩm nhất định được phát hiện có liên quan đến mức acid uric cao hơn và nguy cơ mắc bệnh gout, bao gồm rượu (đặc biệt là bia và rượu mạnh), thịt và hải sản. Trong khi đó, những thực phẩm như sữa ít béo, cà phê và vitamin C có liên quan đến mức acid uric thấp hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng cho biết: Purin được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, bao gồm thịt đỏ và thịt nội tạng, chẳng hạn như gan. Các loại hải sản giàu purine bao gồm cá cơm, cá mòi, trai, sò điệp, cá hồi, cá ngừ. Do đó người bệnh gout nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này.

Cũng theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, đồ uống có cồn, đặc biệt là bia và đồ uống chứa nhiều đường, đặc biệt các sản phẩm có sử dụng có hàm lượng fructose cao làm tăng nồng độ acid uric cao hơn. Rượu có thể gây ra các cơn gout, vì vậy tốt nhất là hạn chế hoặc tránh uống rượu, không riêng dịp Tết mà trong suốt cả năm.

2. Chế độ ăn DASH có tác dụng như thế nào đối với bệnh nhân gout?

Có bằng chứng đáng kể về các chế độ ăn uống cụ thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và làm giảm các triệu chứng viêm, sưng, đau của một số bệnh mạn tính, chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải hoặc chế độ ăn DASH. Mặc dù chưa có chế độ ăn được thiết kế riêng cho bệnh gout nhưng những người bị gout vẫn có thể cải thiện sức khỏe của mình bằng cách tuân thủ một trong những chế độ ăn uống lành mạnh đã được thiết lập này.

DASH là viết tắt của Phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn ngừa tăng huyết áp, chế độ ăn này được thiết kế để thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Chế độ ăn DASH khuyến khích các loại thực phẩm như trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, đồng thời khuyến nghị hạn chế các loại thực phẩm như natri, đồ ngọt và thịt đỏ.

Nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn DASH có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh gout thấp hơn. Ngược lại, chế độ ăn theo kiểu phương Tây bao gồm thịt đỏ, khoai tây chiên và đồ ngọt có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn.

Người bệnh gout nên ăn uống thế nào để đón Tết an toàn?- Ảnh 2.
Chế độ ăn DASH không chỉ tốt cho bệnh tăng huyết áp mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

Một số khuyến nghị chung về chế độ ăn DASH bao gồm:

Ăn nhiều trái cây và rau quả;

Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì nguyên cám, gạo lứt và hạt diêm mạch thay vì ngũ cốc tinh chế;

Các loại protein nạc như cá, gà, đậu và các loại hạt;

Hạn chế lượng natri hấp thụ;

Chọn các sản phẩm từ sữa ít béo;

Tránh hoặc hạn chế chất béo bão hòa;

Hạn chế ăn đồ ngọt và đồ uống có đường...

3. Một số nguyên tắc ăn uống để kiểm soát bệnh gout trong dịp Tết

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng đã đưa ra một số lưu ý quan trọng về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout, đặc biệt trong kỳ nghỉ Tết.

3.1. Người bệnh gout cần kiểm soát cân nặng

Việc duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng rất quan trọng. Cân nặng dư thừa có thể gây nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn. Ăn khẩu phần nhỏ hơn có thể giúp kiểm soát cân nặng, điều này rất quan trọng để kiểm soát bệnh gout.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm lượng calo và giảm cân - ngay cả khi không có chế độ ăn kiêng hạn chế purin - sẽ làm giảm nồng độ acid uric và giảm cơn gout cấp. Giảm cân cũng làm giảm căng thẳng chung cho khớp.

3.2. Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt hay carbohydrate phức

Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc, cung cấp carbohydrate phức. Tránh thực phẩm và đồ uống có sirô ngô có hàm lượng đường fructose cao và hạn chế uống nước ép trái cây ngọt tự nhiên, mứt, bánh kẹo ngọt,...

3.3. Uống đủ nước

Khuyến khích bệnh nhân gout uống nhiều nước, chia nhỏ trong ngày. Nên uống nước lọc hoặc nước khoáng, hạn chế nước ngọt đóng chai, nước ép hoa quả,…

3.4. Hạn chế chất béo bão hòa

Hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa từ thịt đỏ, thịt gia cầm béo (thịt ba chỉ, thịt đông, giò mỡ,... thường có trong những ngày Tết) và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo (sữa đặc có đường, sữa nguyên kem,…). Tăng cường thay thế chất béo lành mạnh từ dầu ô liu, quả bơ, cá hồi và các hạt có dầu,...

3.5. Sử dụng nguồn protein hợp lý

Người bệnh gout nên sử dụng protein từ thịt nạc, thịt gia cầm, sữa ít chất béo và đậu lăng. Thông thường chỉ nên bổ sung 1g chất đạm/kg cân nặng/24h. Nên kiêng ăn các loại nội tạng động vật như óc, lòng, tim, gan,...

3.6. Tránh thực phẩm có hàm lượng purin cao

Mặc dù thường không cần thiết phải tránh hoàn toàn tất cả các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao nhưng hầu hết các chuyên gia đều khuyên người bệnh gout nên cắt giảm đáng kể các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao nhất. Hạn chế ăn hải sản, thịt đỏ, nội tạng, động vật có vỏ và đồ uống có đường.

Người bệnh gout nên ăn uống thế nào để đón Tết an toàn?- Ảnh 3.
Hải sản như cá hồi, cá ngừ và cá hồi vân có hàm lượng purin cao và có thể gây ra các triệu chứng của bệnh gout.

3.7. Nên duy trì tập luyện

Người bệnh gout cần duy trì các hoạt động thể lực hàng ngày như chạy bộ, đi bộ, đạp xe, đánh cầu lông, bóng chuyền hơi, dân vũ thể thao,... đặc biệt trong dịp Tết. Cần duy trì tập tối thiểu 30 phút/ngày, với người trẻ nên tập 60 phút/24h, đặc biệt những người cần giảm cân.

Đối với người bệnh gout nói riêng và người mắc các bệnh mạn tính nói chung, chất lượng chế độ ăn uống rất quan trọng. Hãy cố gắng để duy trì n uống lành mạnh, lựa chọn thực phẩm chất lượng cao, không tinh chế và chế biến tối thiểu. Nuôi dưỡng cơ thể bằng rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh như dầu ô liu.

Tránh các loại thực phẩm chế biến và chiên rán nhiều, nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người rất dễ ăn quá nhiều những loại thực phẩm này, điều này có thể dẫn đến lượng calo nạp vào nhiều hơn và tăng cân. Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống phù hợp.

(Theo SKĐS)

Các tin khác
Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái sẵn sàng mọi tình huống khám, hỗ trợ điều trị kịp thời các ca bệnh khẩn cấp trong những ngày Tết.

Để đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cơ sở y tế, bệnh viện trên địa bàn tỉnh luôn nêu cao tinh thần chủ động, chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế... sẵn sàng khám và hỗ trợ điều trị kịp thời đối với ca bệnh khẩn cấp, phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Khi phát hiện những triệu chứng trên, bệnh nhân cần phải được đưa tới cơ sở y tế gần nhất.

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đồng thời có thể xảy ra bất ngờ. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán, khi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống thay đổi, nguy cơ xuất hiện các triệu chứng bất lợi, bao gồm đột quỵ có xu hướng gia tăng. Đây là vấn đề cần được lưu ý để bảo vệ sức khỏe trong những ngày lễ.

Tân Giám đốc CIA John Ratcliffe.

Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) lưu ý rằng cả hai kịch bản về nguồn gốc COVID-19 - từ phòng thí nghiệm và tự nhiên - vẫn khả thi.

Bác sĩ thăm khám bệnh nhân sau khi phẫu thuật.

Ngày 21/1, Bệnh viện Gia đình Đà Nẵng cho biết vừa thực hiện thành công phẫu thuật nội soi bóc nhân tuyến tiền liệt bằng laser cho cụ ông 95 tuổi, khối u nặng 120gram đã được lấy ra khỏi cơ thể an toàn. Đây là ca phẫu thuật laser Holmium (HoLEP) cho bệnh nhân cao tuổi nhất từ trước đến nay tại miền Trung.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục