Yên Bái: Nhiều giải pháp phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/2/2025 | 3:44:23 PM

YênBái - Theo báo cáo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã ghi nhận trên 766 ca mắc cúm, cao hơn so với cùng kỳ năm 2024 (629 ca). Trong đó, ghi nhận 2 ổ dịch nhỏ tại huyện Văn Chấn và thành phố Yên Bái. Các ca bệnh đều có triệu chứng nhẹ như sốt, ho, viêm long đường hô hấp, chưa ghi nhận có tử vong.

Ngành Y tế tỉnh Yên Bái khuyến khích người dân chủ động tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh.
Ngành Y tế tỉnh Yên Bái khuyến khích người dân chủ động tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh.


Để công tác phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trên địa bàn, Yên Bái đã chỉ đạo các ngành, các địa phương hiện nhiều giải pháp cụ thể. Ngành y tế theo dõi chặt chẽ tình hình các dịch, bệnh truyền nhiễm mùa Đông - Xuân trên địa bàn tỉnh, nhất là bệnh cúm, bệnh sởi, bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính và hội chứng viêm phổi nặng do vi rút. 

Đối với các đơn vị y tế chủ động công tác giám sát, lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, các cụm, khu công nghiệp và tại cộng đồng để xử lý kịp thời; kiểm soát, ngăn ngừa sự lây lan, bùng phát dịch bệnh.

Đẩy mạnh công tác tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, hiệu quả. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân và chuẩn bị sẵn sàng phương án trong tình huống gia tăng các trường hợp nhập viện, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong, nhất là đối với nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người bệnh tại khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật. Thực hiện nghiêm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm trong cơ sở y tế. Đảm bảo đầy đủ thuốc, thiết bị y tế, vật tư, hóa chất, vắc xin, nhân lực đáp ứng yêu cầu điều trị và phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Bên cạnh đó cần thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về tình hình dịch bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và đưa trẻ em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Khuyến khích người dân chủ động tiêm vắc xin phòng cúm; tiêm vắc xin có thành phần sởi, rubella đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Trong các cơ sở giáo dục, các cụm, khu công nghiệp, các địa điểm du lịch, lễ hội, khu vui chơi giải trí; đảm bảo vệ sinh môi trường, theo dõi dức khỏe người lao động, trẻ em, học sinh; hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, hạn chế tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh.

Thanh Phúc

Tags Yên Bái cúm mùa sức đề kháng tiêm vắc xin

Các tin khác
Ngành y tế Hà Nội triển khai tiêm chủng vaccine sởi cho trẻ em trong độ tuổi quy định trên địa bàn thành phố.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức ngay chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 trên địa bàn ngay sau khi vaccine được cung ứng, không để muộn quá một tháng kể từ khi nhận được vaccine theo kế hoạch và báo cáo kết quả theo quy định.

Tiêm vaccine Pfizer là một trong những giải pháp giúp phòng ngừa COVID-19 hiệu quả nhất. Tuy nhiên, khá nhiều người còn băn khoăn, lo lắng về tác dụng phụ của vaccine này.

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho người dân tại tỉnh Bắc Kivu, CHDC Congo ngày 25/10/2024.

Ngày 12/2, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo việc Mỹ tạm dừng đóng góp viện trợ nước ngoài có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến các chương trình chống bại liệt, HIV và các mối đe dọa khác.

Thạc sĩ, bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (trái) thăm khám cho người bệnh.

Tỷ lệ tiêm phòng cúm trong dân tại Việt Nam thấp, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao như người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai; thời tiết đông xuân nồm ẩm... là những yếu tố gây ra tình trạng gia tăng ca mắc cúm thời gian gần đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục