Người Việt được phổ cập sử dụng nền tảng số

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/3/2022 | 2:36:29 PM

Người dân sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng nền tảng số trong lĩnh vực thương mại điện tử, học trực tuyến, sức khỏe, dịch vụ công.

Một nông dân được hướng dẫn niêm yết nông sản trên sàn thương mại điện tử. Ảnh: Postmart
Một nông dân được hướng dẫn niêm yết nông sản trên sàn thương mại điện tử. Ảnh: Postmart

Kế hoạch trên nằm trong định hướng thúc đẩy chuyển đổi số năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền. Có sáu loại nền tảng số sẽ được phổ cập đến người dân và doanh nghiệp trong năm nay, gồm sàn thương mại điện tử, nền tảng dạy học trực tuyến, nền tảng hỗ trợ tư vấn sức khỏe, nền tảng phục vụ các nhu cầu thiết yếu, dịch vụ công trực tuyến, và nền tảng phục vụ sản xuất kinh doanh.

Theo Bộ TT&TT, việc tiếp cận các kiến thức, kỹ năng số để sử dụng những nền tảng trên nhằm giúp người dân cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng.

Sau khi được phổ cập, người dân có có thể đưa các hoạt động của mình lên môi trường số. Ví dụ, các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể có thể đưa sản phẩm lên trang thương mại điện tử. Trong khi đó, nền tảng hỗ trợ tư vấn sức khỏe sẽ kết nối trực tiếp giữa người dân với bác sĩ, tư vấn khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện.

Để thực hiện định hướng này, sẽ có các Tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập tại địa phương hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số. Ví dụ để phát triển kinh tế số, các tổ sẽ hướng dẫn hộ kinh doanh, người dân trên địa bàn sử dụng sàn thương mại điện tử, hướng dẫn đăng ảnh, quảng bá sản phẩm, nhận đơn, đóng gói sản phẩm...

Theo Bộ TT&TT, nội dung triển khai phải phù hợp với đặc thù của địa phương, từ đó người dân tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực. Đại diện Bộ cũng nhận định 2022 sẽ là năm đẩy mạnh chuyển đổi số, sau quá trình khởi động nhận thức về chuyển đổi số (năm 2020) và bắt đầu triển khai, trải nghiệm về chuyển đổi số trong đại dịch (năm 2021).

"Định hướng xuyên suốt 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số", đại diện Bộ nói.

(Theo Vnexpress)

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị.

Chiều 14/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp”.

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tham gia cắt băng khánh thành Trạm phát sóng YBI0574 tại xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải.

Ngày 14/5, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã tham dự Lễ khai trương Trạm phát sóng YBI0574 do Viettel Yên Bái triển khai tại bản Háng Tày, xã Chế Tạo, xã xa nhất của huyện Mù Cang Chải.

Sở TT&TT tỉnh Yên Bái thực hiện thống kê đo kiểm chất lượng dịch vụ internet.

Chiều 10/5, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức buổi làm việc theo hình thức trực tuyến để thảo luận, triển khai hiệu quả việc nâng cao ứng dụng tài nguyên Internet trên địa bàn tỉnh Yên Bái và một số nội dung khác theo chương trình hoạt động theo thỏa thuận thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước, giai đoạn 2021 - 2025.

Hưởng ứng phong trào

Sau 6 tháng triển khai thí điểm, mô hình “Bình dân học AI” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả bước đầu rất tích cực, hiệu quả lợi ích mang lại thực sự rõ nét đối với tất cả các đối tượng tham gia thí điểm. Đó là tiền đề quan trọng để mô hình được triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn, tạo cú huých mạnh mẽ cho phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao hiệu suất công việc của người lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục