Chuyển đổi số trong giáo dục vùng cao Yên Bái: Hai “điểm nghẽn” cần được khắc phục

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/4/2022 | 7:43:43 AM

YênBái - Trong bối cảnh ngành giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 và đại dịch Covid-19 hoành hành thì việc đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) trong ngành là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, với nhiều trường học vùng khó như ở Mù Cang Chải khi nhân lực, vật lực đều thiếu thì CĐS vẫn là một thách thức đòi hỏi sự chung tay, tháo gỡ từ nhiều phía.

Một giờ học khai thác học liệu điện tử của thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải.
Một giờ học khai thác học liệu điện tử của thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải.

Trường Tiểu học và THCS thị trấn Mù Cang Chải là một trong hai đơn vị trên địa bàn huyện Mù Cang Chải vừa qua đã tổ chức được dạy học trực tuyến trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch Covid-19. Trong tổng số 606 học sinh toàn trường chỉ có 20 học sinh thực hiện giao bài trực tiếp và giao bài qua zalo, email. Như vậy, tỷ lệ học sinh học trực tuyến của nhà trường đã đạt gần 97%. 

Thầy Lê Tiến Dũng - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Đối với học sinh thị trấn thì gia đình có điều kiện hơn học sinh tại các xã khác trong huyện nên nghỉ dịch từ ngày 14/3, nhà trường đã kịp thời tổ chức học trực tuyến ở cả 2 cấp học. Do đó, đã duy trì được việc học tập khi không tới trường. 100% giáo viên trong trường sử dụng thành thạo các nền tảng dạy học trực tuyến, các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học và khai thác tốt nguồn học liệu điện tử… 

Việc nhà trường thực hiện được dạy học trực tuyến cũng là tín hiệu bước đầu thực hiện CĐS trong giáo dục tại một huyện vùng khó của tỉnh. 

Trong thời gian qua, việc thực hiện CĐS trong ngành giáo dục huyện Mù Cang Chải đã đạt được những kết quả nhất định, tuy vậy mới tập trung trong lĩnh vực quản lý nhà nước cấp phòng và một số khía cạnh của cấp trường. Còn trong các cơ sở giáo dục, nhất là trong dạy và học, kiểm tra, đánh giá, quản lý, sử dụng hồ sơ điện tử giáo viên, học sinh còn rất hạn chế. 

Việc giáo viên, học sinh được khai thác, sử dụng kho học liệu số, học liệu mở, chia sẻ dữ liệu dùng chung gồm bài giảng điện tử, bài giảng trên truyền hình, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, ngân hàng đề thi mẫu, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, các học liệu điện tử khác hỗ trợ dạy và học còn rất hạn chế. 

Do dịch Covid-19, chỉ có 2/37 trường có thể dạy học trực tuyến. Trên thực tế, hạ tầng Internet, hạ tầng CNTT ở Mù Cang Chải hiện còn thiếu, Internet chưa phủ sóng đến hết các bản. Toàn huyện vẫn còn 19/98 bản chưa có điện và còn 7 bản chưa có sóng điện thoại. 

Đối với các bản được phủ sóng, hầu như các hộ gia đình người Mông không lắp đặt đường truyền Internet, không có máy tính. Hạ tầng CNTT trong các cơ sở giáo dục còn thiếu và xuống cấp, khó đáp ứng yêu cầu về CĐS. Toàn huyện mới có 3 trường được đầu tư phòng học tiên tiến với 33 phòng/642 lớp và mới có 16/37 trường đã được cấp thiết bị phòng học Tin học - Ngoại ngữ, chiếm 43,2%; còn nhiều trường chưa được cấp thiết bị phòng học Tin học - đây cũng là những khó khăn trong việc triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018...

Bà Nguyễn Hương Giang - Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện cho biết: "Một trong những khó khăn, được coi là "điểm nghẽn” lớn nhất của ngành GD&ĐT huyện, là nguồn nhân lực cho CĐS, thiếu giáo viên tin học nhất là bậc tiểu học chưa có giáo viên Tin học. 

Toàn ngành hiện có 1.180 cán bộ công chức, viên chức, trong đó 10,1% cán bộ công chức, viên chức trình độ chuyên môn Tin học từ cao đẳng trở lên. Phần lớn cán bộ công chức, viên chức, nhất là giáo viên chỉ sử dụng các ứng dụng cơ bản như Word, excel, powerpoint… để phục vụ công việc dạy - học. Kiến thức và các kỹ năng phục vụ yêu cầu CĐS như kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ dạy - học còn hạn chế...”. 

Để bắt kịp xu thế phát triển chung của CĐS trong trường học, ngành GD&ĐT huyện chú trọng nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhà giáo trong toàn ngành, nhất là người đứng đầu các cơ sở giáo dục, quyết liệt đặt ra mục tiêu, đề ra giải pháp thực hiện CĐS; phối hợp tuyên truyền nâng cao nhật thức cho phụ huynh và học sinh về CĐS. 

Vận dụng hiệu quả các phần mền trong quản lý và dạy học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục. Ngành chủ trương tăng cường hoạt động hợp tác, kết nghĩa với Phòng GD&ĐT và các đơn vị trường học của thành phố Yên Bái để thực hiện nhiệm vụ CĐS. 

Ngành GD&ĐT huyện  mong muốn Sở thực hiện liên kết với các trường đại học đào tạo có địa chỉ theo hình thức cử tuyển chính quy hoặc đào tạo có địa chỉ cho huyện Mù Cang Chải khoảng 50 giáo viên Tin học còn thiếu bắt đầu từ năm học 2022 - 2023; mong muốn tỉnh có cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực, ưu tiên tuyển dụng đối tượng sinh viên diện cử tuyển thuộc các môn Tin học, Tiếng Anh. 

Thực tế, với những khó khăn, hạn chế về hạ tầng CNTT của các cơ sở giáo dục như hiện nay thì việc tăng cường đầu tư thiết bị công nghệ thông tin cho các trường học trên địa bàn vùng khó như Mù Cang Chải và Trạm Tấu cần được chú trọng hơn. Song trước mắt, cần nâng cao nhận thức của người dân nói chung về CĐS là cần thiết và cấp thiết, làm nền tảng quan trọng trong thực hiện CĐS trong ngành GD&ĐT, nhất là ở các địa bàn vùng khó. 

Thanh Ba

Tags Chuyển đổi số giáo dục vùng cao Yên Bá điểm nghẽn

Các tin khác
Huyện Văn Yên là địa phương đầu tiên trên địa bàn tỉnh thành lập 25 tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã. (Trong ảnh: Ra mắt các tổ chuyển đổi số cấp xã huyện Văn Yên)

Theo Kế hoạch mỗi xã, phường thị trấn thành lập 1 tổ chuyển đổi số cộng đồng (cấp xã). Mỗi cấp xã lựa chọn tối thiểu 1 thôn, bản, tổ dân phố để thành lập tổ chuyển đổi số cộng đồng thôn, bản tổ dân phố (cấp thôn).

Cán bộ phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân và cấp tài khoản ĐDĐT cho công dân

Với nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và việc triển khai cấp, quản lý căn cước công dân (CCCD) gắn chíp cho công dân, khi người dân, doanh nghiệp sử dụng tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT) hay danh tính điện tử để thực hiện các dịch vụ công, hệ thống sẽ tự động điền thông tin của công dân vào các đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin bằng tay như trước đây.

Trẻ em cần được bảo vệ trên không gian mạng. (Ảnh minh họa)

Ngày 1-4, Google hợp tác cùng Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) ra mắt website dauhieuluadao.com (dấu hiệu lừa đảo) nhằm nâng cao nhận thức về lừa đảo trực tuyến…

Kinh tế số sẽ giúp người dân đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.

Ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục