Doanh nghiệp Yên Bái cần tích cực tham gia khảo sát chuyển đổi số
- Cập nhật: Chủ nhật, 1/5/2022 | 2:43:26 PM
YênBái - Thực tế của việc chậm chuyển đổi số trong một số doanh nghiệp (DN) là do DN đã ứng dụng phần mềm nhưng nhân viên, người lao động không ứng dụng hoặc chỉ ứng dụng một phần. DN nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, thiếu chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ hoặc khó thay đổi thói quen kinh doanh...
Yên Bái tổ chức tập huấn “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động doanh nghiệp”. Ảnh Minh họa
|
Hết năm 2021 toàn tỉnh Yên Bái có 2.658 doanh nghiệp (DN), thu hút trên 43.589 lao động, với mức thu nhập bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài tạo việc làm cho người lao động, các DN còn nộp ngân sách Nhà nước trên 1.381 tỷ đồng, chiếm 58,5% tổng thu cân đối trên địa bàn tỉnh.
Dù vậy, hầu hết các DN trên địa bàn tỉnh là DN vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh trên thị trường còn yếu, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy DN phát triển, nhưng thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế của DN như: chưa tận dụng, vận dụng, áp dụng công nghệ 4.0, nhất là việc CĐS trong mỗi DN.
Trước những đòi hỏi từ thực tiễn, ngày 14/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về "Thúc đẩy phát triển DN công nghệ số Việt Nam”; trong đó, giao Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (nay là Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khảo sát CĐS trong cộng đồng DN.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, ngày 3/8/2021, Chủ tịch VCCI đã ban hành Quyết định số 1210/PTM-TCCB về việc thành lập Tổ công tác CĐS VCCI. Để triển khai hiệu quả, VCCI tiến hành khảo sát trên cả nước nhằm đánh giá thực trạng, nhu cầu CĐS của cộng đồng DN, tạo cơ sở cho việc tổng hợp, báo cáo, đề xuất những giải pháp với Chính phủ cũng như triển khai xây dựng bộ công cụ hỗ trợ, thúc đẩy CĐS trong cộng đồng DN trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Thời gian khảo sát từ 1/4/2022 - 30/5/2022 và thực hiện trực tuyến qua link https://vcci-erp.vn/yenbai.
Những năm gần đây, Yên Bái đã khai thác tiềm năng, lợi thế của mình để đẩy mạnh thu hút đầu tư cũng như tập trung phát triển DN, doanh nhân tạo động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Tỉnh cũng luôn xác định quan tâm, hỗ trợ, động viên sự phát triển của DN, doanh nhân là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cấp chính quyền và nhân dân.
Trong khi đó, thực tế CĐS trong DN đã diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây như một nhu cầu tất yếu để đáp ứng sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng như nhu cầu quản lý; bởi lẽ, hầu hết DN quy mô nhỏ bé, sức cạnh tranh thấp thì CĐS nhằm đổi mới mô hình và chuyển dần kinh doanh trên nền tảng số để tìm kiếm thị trường, cắt giảm chi phí, nâng cao hoạt động, khả năng cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.
Thực tế của việc chậm CĐS trong một số DN là do DN đã ứng dụng phần mềm nhưng nhân viên, người lao động không ứng dụng hoặc chỉ ứng dụng một phần. DN nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, thiếu chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ hoặc khó thay đổi thói quen kinh doanh...
Nhu cầu CĐS là rất lớn, mà chỉ có CĐS thì DN mới phát triển mạnh mẽ, bền vững trong kỷ nguyên số. Do vậy, qua việc khảo sát CĐS trong DN lần này vừa là trách nhiệm vừa là cơ hội cho DN. Bởi vì, từ kết quả khảo sát sẽ là căn cứ thực tiễn quan trọng để đánh giá năng lực của cộng đồng DN từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, VCCI sẽ tổng hợp, phân tích và xây dựng sau khi hoàn thành để làm cơ sở hỗ trợ quá trình xây dựng và ban hành chính sách cho DN, nên cộng đồng DN Yên Bái cần nhập cuộc tích cực để thực hiện tốt cuộc khảo sát này.
Thanh Phúc
Tags Doanh nghiệp Yên Bái chuyển đổi số
Các tin khác
Chi cục Thuế huyện Lục Yên đang khẩn trương tổ chức triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trên toàn huyện từ tháng 4/2022.
Xu hướng hưởng thụ văn hóa đọc hiện nay không chỉ có sách giấy, mà công nghệ thông tin, chuyển đổi số là công cụ có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng này. Việc sử dụng ebook, audio book… sẽ ngày càng phổ biến, chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu trong ngành xuất bản.
Ngày 28/4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tổ chức Hội nghị Sơ kết triển khai xây dựng mô hình điểm về chuyển đổi số xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn.
Xác định nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh là một trong những khâu đột phá để kinh tế có bước phát triển tăng cao và bền vững, huyện Mù Cang Chải đã có nhiều giải pháp trong xây dựng một chính quyền phục vụ người dân và doanh nghiệp.