Ngành giáo dục Yên Bái tăng "hàm lượng" số hóa trong quản lý, cung cấp dịch vụ công

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/5/2022 | 7:22:02 AM

YênBái - Để thích ứng, bắt kịp với những thay đổi mới, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng "hàm lượng" số hóa trong hoạt động quản lý của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành; góp phần tự động hóa, đơn giản hóa các quy trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) bằng việc xây dựng và đưa vào sử dụng các phần mềm ứng dụng được xử lý qua mạng Internet.

Lần đầu tiên Cuộc thi Khoa học kỹ thuật các cấp được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Lần đầu tiên Cuộc thi Khoa học kỹ thuật các cấp được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Cụ thể, Sở tiếp tục triển khai sử dụng có hiệu quả phần mềm Quản lý văn bản và Điều hành tác nghiệp (Voffice) tại cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc; 100% văn bản đi - đến đã được xử lý qua môi trường mạng; liên thông nhận văn bản với Bộ GD&ĐT; hệ thống lịch hoạt động được khai thác sử dụng hiệu quả; chữ ký số được 100% lãnh đạo Sở sử dụng đảm bảo thuận tiện và thực hiện tốt mục tiêu số hóa, điện tử hóa trong điều hành tác nghiệp. 

Bên cạnh đó, ngành tích cực tham mưu trong công tác xây dựng Đô thị thông minh (giáo dục thông minh) theo đề án của tỉnh; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cho triển khai Chính phủ điện tử đối với ngành GD&ĐT; chủ trì tham mưu triển khai hiệu quả các phương thức họp trực tuyến đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo Sở; 100% các cuộc họp trực tuyến giữa Bộ với Sở, giữa Sở với các đơn vị giáo dục trong tỉnh được chuẩn bị chu đáo; đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 

Đặc biệt trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở đã tham mưu tổ chức các cuộc họp hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bằng nhiều hình thức và đảm bảo phục vụ tốt (họp trực tuyến sử dụng hệ thống họp SISCO với 10 điểm cầu; phần mềm ZOOM; hệ thống Adobe Connect).

Ngành cũng đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 279/KH-UBND ngày 27/12/2021 triển khai cung cấp 100% TTHC đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4, năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Trong quý I/2022 đã triển khai phần mềm một cửa điện tử liên thông trực tuyến cung cấp dịch vụ công đạt mức độ 3 là 10 TTHC; mức độ 4 là 30 TTHC cấp tỉnh, trong đó phát sinh mức độ 3 là 24 hồ sơ, phát sinh mức độ 4 là 56 hồ sơ. 

Thực hiện tiếp nhận giải quyết các thủ tục qua dịch vụ công mức độ 3, 4 đến thời điểm ngày 14/03/2022 tổng số là 61 hồ sơ, trong đó nộp qua BCCI là 4 hồ sơ. 

Bên cạnh đó, Sở đã chỉ đạo các phòng chuyên môn trực thuộc, các phòng GD&ĐT cấp huyện, các đơn vị cơ sở thực hiện áp dụng hệ thống TCVN ISO 9001:2015 trong thực hiện các quy trình TTHC tại đơn vị; hướng dẫn xây dựng mở rộng các quy trình mới, các quy trình đối với các TTHC đã được UBND tỉnh phê duyệt theo yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015. 

Đến thời điểm này có 84 quy trình TTHC thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và 7 quy trình bắt buộc, 4 quy trình nội bộ. Các quy trình, tài liệu đã được phổ biến đến toàn thể cán bộ công chức Sở và được lưu đầy đủ tại các máy tính cá nhân, bản cứng lưu lại các phòng để cán bộ công chức thuận tiện trong việc tra cứu, truy cập và áp dụng theo đúng các quy trình đã xây dựng, ban hành. 

Mặt khác, Sở GD&ĐT đã sử dụng tối đa các phân hệ phần mềm cơ sở dữ liệu ngành do Bộ GD&ĐT triển khai, gồm: cơ sở dữ liệu về trường, lớp, đội ngũ, học sinh. Bộ phận kỹ thuật thường xuyên hỗ trợ các nhà trường, kịp thời cập nhật thông tin dữ liệu lên hệ thống.

Năm 2022, căn cứ các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh về triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động GD&ĐT, ưu tiên chuyển đổi số ngành GD&ĐT, Sở GD&ĐT đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó triển khai các hệ thống: thông tin quản lý chuyên ngành GD&ĐT (sổ điểm điện tử, học bạ điện tử); quản lý dạy học trực tuyến cho học sinh phổ thông. 

Cùng với đó, số hóa bài giảng theo chương trình giáo dục phổ thông phục vụ học tập, ôn tập, kiểm tra, đánh giá trực tuyến; số hóa hồ sơ nghiệp vụ của Sở GD&ĐT…

Thanh Ba

Tags Ngành giáo dục Yên Bái số hóa quản lý ứng dụng công nghệ thông tin thủ tục tục hành chính dịch vụ công

Các tin khác
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ Phạm Thị Thanh Trà.

Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, để đẩy mạnh cải cách hành chính, nhiệm vụ cấp bách và quan trọng hiện nay là tập trung cao thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử.

Nhờ tích cực chuyển đổi số mà 4 tháng đầu năm 2022, Yên Bái đón trên 440.000 lượt du khách.

Trong giai đoạn phục hồi, phát triển du lịch (PTDL) hiện nay, bên cạnh việc quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới sản phẩm, đáp ứng sự thay đổi của thị trường, tỉnh đang đặc biệt quan tâm đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS), tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Hướng đi này, góp phần quảng bá hình ảnh về tiềm năng du lịch của tỉnh đến nhiều hơn với du khách; đồng thời, mang lại ngày càng nhiều tiện ích cho cả người vận hành dịch vụ lẫn du khách thụ hưởng sản phẩm du lịch.

Đồng chí Đỗ Quang Minh - Bí thư Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Yên Bái tham quan mô hình chuyển đổi số của VNPT Yên Bái.

Đến hết năm 2021, VNPT Yên Bái đã triển khai xây dựng trên 1.000 trạm phát sóng di động, nâng vùng phủ sóng đến 2.214 tổ, thôn, bản; xây dựng mới 61 cột thu phát sóng di động, mở rộng trên 400 km cáp quang trên địa bàn toàn tỉnh.

Chiều 24/5, Trung tâm Điều hành đô thị thông minh tỉnh tổ chức chương trình tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Yên Bái: Nỗ lực chuyển đổi số, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội”. Tham dự chương trình có lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo huyện Văn Yên và thị xã Nghĩa Lộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục