Lượng mã độc di động tại Việt Nam tăng gấp rưỡi, nguy cơ ảnh hưởng chuyển đổi số

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/6/2022 | 10:09:14 AM

Theo Kaspersky, năm 2021, có 66.586 cuộc tấn công trên thiết bị di động nhắm vào người dùng tại Việt Nam, cao hơn 46,9% so với năm 2020. Trong khi đó, an toàn thông tin là then chốt để chuyển đổi số thành công.

Việt Nam và Thái Lan chứng kiến sự gia tăng lớn nhất về số lượng các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại.
Việt Nam và Thái Lan chứng kiến sự gia tăng lớn nhất về số lượng các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại.

Cũng theo Kaspersky, trojan là mối đe dọa phổ biến nhất tại Việt Nam. Điều bất ngờ là, trong khi Việt Nam và Thái Lan chứng kiến sự gia tăng về số lượng các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại thì các quốc gia Đông Nam Á khác lại giảm về số lượng các cuộc tấn công nhắm vào người dùng di động. Cụ thể, số lượng các cuộc tấn công tại Indonesia đã giảm 0,9%, tại Malaysia giảm 30,59%, tại Philippines giảm 38,85% và tại Singapore giảm 15,85%. Số lượng các cuộc tấn công tại Thái Lan tăng cao nhất 130,71% và Việt Nam tăng gần 46,9%.

Tuy nhiên nếu xét về số lượng, Indonesia là quốc gia có số lượng mã độc di động cao nhất với 375.547 cuộc tấn công được phát hiện. Đây cũng là năm thứ ba quốc gia này đứng đầu Đông Nam Á kể từ 2019.

Nghiên cứu từ Kaspersky chỉ ra, mặc dù mã độc di động nhắm vào thiết bị di động trên toàn cầu đã giảm đi trong năm 2021 nhưng chúng ngày càng trở nên tinh vi hơn cả về chức năng và hướng tấn công.

Ngoài ra, về mã độc tấn công ứng dụng ngân hàng trên di động, Việt Nam đứng đầu với 697 cuộc tấn công được phát hiện, đã tăng 131 vụ so với năm 2020. Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất đối diện với sự gia tăng này.

Ông Yeo Siang Tiong - Tổng giám đốc Kaspersky Đông Nam Á - lưu ý, người dùng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn vào thiết bị di động nhưng ít quan tâm đến các công cụ bảo vệ cũng như ý thức giao dịch an toàn nên dễ bị tấn công từ các phần mềm độc hại.

Đại diện Kaspersky cũng cho rằng việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, phòng chống mã độc luôn là vấn đề then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt không thể tách rời của chuyển đổi số…. - như nội dung được nêu rõ tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chính vì thế, ông khuyến cáo, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số, các cơ quan quản lý khuyến khích người dùng nâng cao nhận thức và sử dụng thiết bị di động làm sao an toàn hơn.

(Theo VietTimes)

Các tin khác
Quang cảnh buổi tập huấn.

Ngày 19/4, UBND huyện Văn Yên tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ chủ chốt của huyện và lực lượng nòng cốt triển khai Chiến dịch “Văn Yên - tiên phong học AI”.

Người mẫu ảo Atiana Lopez

Cuộc thi Hoa hậu AI được đánh giá dựa trên ngoại hình, sức ảnh hưởng trên mạng xã hội và cách sử dụng các nền tảng với tổng giải thưởng lên tới 20.000 USD.

Trong quá trình thử nghiệm, thiết kế găng tay điện tử mới đã dịch 16 cử chỉ tay thành từ với độ chính xác 99,8%.

Các nhà nghiên cứu đã thiết kế găng tay chống nước được trang bị cảm biến có thể chuyển cử chỉ tay thành tin nhắn, giúp thợ lặn giao tiếp tốt hơn.

Cuộc họp Đảng ủy tại Sở GTVT tỉnh Yên Bái được ứng dụng công nghệ AI.

Là sở chưa được đánh giá ở tốp cao trong việc chuyển đổi số những năm gần đây, song với quyết tâm từ những người đứng đầu và sự đồng lòng của tập thể cán bộ, viên chức, giờ đây, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Yên Bái đã vững tin ứng dụng AI trong thực hiện nhiệm vụ và "phòng họp không giấy tờ" là minh chứng cho sự chuyển đổi ấy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục