Ninja Van Group, công ty bưu chính thương mại điện tử (e-logistics) đang hoạt động tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, vừa công bố Báo cáo nghiên cứu về hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới.
|
Ninja Van hiện đang vận chuyển 300.000 đơn hàng mỗi ngày.
|
Theo báo cáo, Việt Nam là quốc gia đứng đầu với số lượng mua hàng trực tuyến trung bình lên đến 104 đơn hàng/năm, 73% người tham gia khảo sát cho biết, họ thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm thương mại điện tử và 59% cho biết họ đã từng nhiều lần đặt hàng hoặc mua sắm trên các website quốc tế. Ngoài ra, đa số người tham gia khảo sát khu vực Đông Nam Á đều quen thuộc với việc mua hàng xuyên biên giới trong khu vực châu Á hoặc trên toàn thế giới
Trong hai năm qua, số lượng người mua sắm trực tuyến ở khu vực Đông Nam Á đã tăng đáng kể, đạt khoảng 70 triệu người tính đến thời điểm hiện tại. Trên quy mô khu vực, 70% tổng dân số ở Đông Nam Á đã bắt đầu mua sắm trực tuyến trước cả khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Số lượng người mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á dự kiến tăng đến con số 380 triệu trước năm 2026.
Trong năm 2022, số lượng người Việt Nam mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến đạt 12,42 tỷ USD. Cùng thời điểm này Google và Bain & Company dự báo quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.
Trong báo cáo từ Ninja Van Group, Việt Nam hiện đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan với tỷ lệ 16% và ngang bằng với Philippines. Báo cáo cho thấy người Việt Nam yêu thích việc mua sắm online và đang dẫn đầu khu vực ở nhiều chỉ số.
Còn theo một báo cáo khác từ Statista, Việt Nam dự kiến sẽ sở hữu thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia trước năm 2025. Việt Nam hiện đang có mức quy mô mua hàng trung bình (ABS) là 26 USD, cao hơn hai nước đông dân là Thái Lan (25 USD) và Indonesia (18 USD).
Tại thị trường Việt Nam, Ninja Van Việt Nam đang vận chuyển 300.000 đơn hàng mỗi ngày từ các cửa hàng kinh doanh online, doanh nghiệp lớn và nhỏ tại 64 tỉnh thành trên toàn quốc. Đồng thời với hệ thống hơn 200 đại lý kinh doanh có nhiệm vụ là điểm tập hợp hàng đang tích cực tra soát và hỗ trợ người bán hàng thương mại điện tử nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và thời gian giao-nhận.
(Theo SGGP)
Việc triển khai ứng dụng bảo hiểm xã hội số VssID được đánh giá là bước đi quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, góp phần thực hiện nhiệm vụ cải cách chính sách BHXH, đem lại sự hài lòng cho các tổ chức, cá nhân.
Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, huyện Văn Chấn đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh với các sản phẩm đặc sản chủ lực như: gạo nếp Tú Lệ, các sản phẩm chè, cam, mật ong, ba ba gai, măng sặt, các sản phẩm từ quế…Năm 2022, huyện phấn đấu 100% sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của địa phương được đưa lên các sàn thương mại điện tử.
Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, những ngày này, các cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn thành phố Yên Bái đang tích cực phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia chuyển đổi số (CĐS); hỗ trợ người dân thực hiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ không sử dụng tiền mặt, tạo tài khoản trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử”.
Chiều 5-7, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức phát động cuộc thi Sáng tác biểu trưng (logo) "Chuyển đổi số quốc gia". Tham dự có lãnh đạo Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam.