Trấn Yên quan tâm xây dựng chính quyền điện tử

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/8/2022 | 2:07:36 PM

YênBái - Thời gian qua, cùng với xây dựng, phát triển kinh tế số, xã hội số, việc xây dựng, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số đã được huyện Trấn Yên đặc biệt quan tâm.

Người dân đến giao dịch tại Bộ phận Phục vụ hành chính công huyện Trấn Yên.
Người dân đến giao dịch tại Bộ phận Phục vụ hành chính công huyện Trấn Yên.

Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về Nghị quyết số 51-NQ/TU của Tỉnh ủy và Chương trình hành động số 15/CTr-UBND của UBND tỉnh về CĐS tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; các văn bản chỉ đạo của huyện, Trấn Yên đã áp dụng có hiệu quả hệ thống phần mềm "một cửa điện tử”, "một cửa điện tử liên thông” và dịch vụ công trực tuyến; áp dụng dịch vụ bưu chính công ích trong giải quyết thủ tục hành chính. Từ đó, góp phần minh bạch hóa quá trình xử lý hồ sơ dịch vụ hành chính công, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính. 

Đến nay, 100% cán bộ, công chức huyện, xã sử dụng thành thạo máy vi tính và hệ thống thư điện tử trong trao đổi, xử lý thông tin trong thực hiện công tác chuyên môn. 

100% cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức cấp huyện, UBND các xã, thị trấn thường xuyên sử dụng, khai thác hiệu quả hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành. 

Trong 6 tháng đầu năm nay đã có 100% văn bản đến UBND huyện (trừ văn bản mật) được xử lý theo quy trình của phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, 100% văn bản đi được phát hành trên phần mềm; trên 95% văn bản đi của UBND huyện được xác thực bằng chữ ký số chuyên dùng, 100% văn bản được thực hiện theo phương thức giao dịch điện tử (trừ một số văn bản mật được trao đổi theo quy định).

Song song triển khai các phần mềm, Trấn Yên cũng tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức phục vụ cho nhiệm vụ CĐS. Hiện, toàn huyện đã được đầu tư 17 phòng họp hội nghị truyền hình trực tuyến. Trong đó: 2 phòng họp tại trung tâm huyện, 15 phòng họp tại các xã xa trung tâm. 

Đối với 6 xã chưa được tỉnh đầu tư đã chủ động đầu tư máy tính, đường truyền…, cơ bản đảm bảo các điều kiện họp liên thông 4 cấp từ cấp xã đến cấp trung ương, góp phần tiết kiệm thời gian, kinh phí, đảm bảo thông tin nhanh, trung thực, chính xác. 

Cùng với đó, toàn huyện đã cấp trên 150 chữ ký số cho cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn, cán bộ, công chức trên địa bàn. Các đơn vị thuộc huyện đã sử dụng chữ ký số trong ký ban hành văn bản, giao dịch trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; 100% cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã đã được cấp tài khoản thư điện tử công vụ. 

Huyện cũng phối hợp tốt với Viettel Yên Bái, Viễn thông Yên Bái chuẩn bị các điều kiện xây dựng và triển khai hệ thống phòng họp không giấy tại các cuộc họp của Ban Thường vụ Huyện ủy; hệ thống phần mềm điểm danh thông minh bằng công nghệ AI tại phòng họp của UBND huyện, lắp đặt thêm 1 phòng họp trực tuyến tại phòng họp Huyện ủy. 

Trấn Yên cũng cử trên 150 cán bộ, công chức tham gia bồi dưỡng về CĐS theo văn bản hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông; xây dựng và ban hành kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn; kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh đạt 100%.

Thời gian tới, Trấn Yên tập trung duy trì, nâng cấp, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn tại các cơ quan nhà nước, UBND các xã, thị trấn trên cơ sở kết hợp mạng truyền số liệu chuyên dùng, mạng Internet để phục vụ kết nối liên thông, xuyên suốt từ huyện đến cấp xã, đảm bảo an toàn thông tin mạng. Từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ CĐS: máy tính, máy scan, máy in, hệ thống mạng LAN, Internet… thay thế các thiết bị đã xuống cấp đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. 

Đồng chí Phạm Huy Mai - Trưởng phòng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Trấn Yên cho biết: "Xây dựng, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, Trấn Yên sẽ đẩy mạnh triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng, điều hành tác nghiệp trực tuyến và các nội dung về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước. Hoàn thiện hệ thống phòng họp không giấy phục vụ các cuộc họp của Ban Thường vụ Huyện ủy; đồng thời, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng, bảo vệ bí mật nhà nước, sẵn sàng ứng cứu, xử lý khi có sự cố xảy ra”.

Trấn Yên đã thành lập 209 tổ CĐS cộng đồng với 1.463 người tham gia. 100% các xã, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố có tổ CĐS cộng đồng. Trong đó: 21/21 tổ CĐS cấp xã, 188/188 tổ CĐS cấp thôn; 100% các tổ CĐS số cộng đồng đã thành lập nhóm Zalo để hoạt động trao đổi công việc.

Thành Trung

Tags Trấn Yên quan tâm xây dựng chính quyền điện tử chính quyền số

Các tin khác
Nhân viên Viettel tư vấn cho người dân về chuyển đổi số

Thực hiện Kế hoạch số 92 của UBND huyện Trấn Yên về xây dựng xã, thị trấn chuyển đổi số năm 2022 trên địa bàn huyện, ngày 9/8, thị trấn Cổ Phúc đã tổ chức Lễ phát động tháng chuyển đổi số.

Cán bộ Chi cục Thuế khu vực Nghĩa Văn - Trạm Tấu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế.

6 tháng đầu năm, ngành thuế Yên Bái đã nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) lên mức độ 3, 4 và hoàn thành tích hợp 150 DVCTT của ngành thuế lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Sáng 8/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính- Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì phiên họp thứ 3 của Ủy ban để đánh giá kết quả CĐS 6 tháng đầu năm 2022 và xác định những hướng giải pháp, nhiệm vụ chuyển đổi số thời gian tới.

Hội nghị hướng dẫn tập huấn quản trị, cài đặt và sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” tại Thành ủy Yên Bái.

Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ, Thành ủy Yên Bái đã chỉ đạo triển khai nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” trong toàn Đảng bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục