Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/8/2022 | 7:45:11 AM

YênBái - 100% Hội phụ nữ cấp huyện, 70% cơ sở Hội xây dựng được các tài khoản, fanpage trên mạng facebook, tạo các nhóm zalo để tăng cường công tác tuyên truyền tới hội viên phụ nữ và nhân dân.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trao đổi về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, tập hợp, quản lý hội viên, phụ nữ.
Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trao đổi về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, tập hợp, quản lý hội viên, phụ nữ.

Xác định tầm quan trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác tuyên truyền, những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái đã chú trọng nâng cấp trang thiết bị, đào tạo bồi dưỡng kỹ năng cán bộ làm trực tiếp, hướng dẫn cán bộ các cấp hội đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động trên môi trường mạng, đảm bảo triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị kịp tiến độ, có hiệu quả; đặc biệt là thông qua ứng dụng mạng xã hội facebook, zalo tạo các trang thông tin, nhóm điều hành.

Bên cạnh hình thức tuyên truyền phổ biến qua mạng Internet, mạng xã hội, việc tổ chức các cuộc thi, khảo sát trực tuyến cũng đã được Hội tăng cường triển khai. Bên cạnh đó, Hội đã ứng dụng các công cụ, phần mềm để xây dựng các tài liệu tuyên truyền trực tuyến như: tờ rơi điện tử, infographic, các video clip… để tạo sự phong phú trong triển khai các hoạt động. 

Đến nay, 100% cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, huyện, 80% cấp xã sử dụng thành thạo các phần mềm tin học cơ bản, sử dụng các công cụ trên môi trường mạng trong triển khai hoạt động; 100% Hội LHPN cấp huyện, 70% cơ sở Hội xây dựng được các tài khoản, fanpage trên mạng facebook, tạo các nhóm zalo để tăng cường công tác tuyên truyền tới hội viên phụ nữ và nhân dân.

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Bích Nhiệm nhận định: "Việc ứng dụng CNTT trong tuyên truyền giúp mở rộng đối tượng tiếp nhận và nội dung tuyên truyền; góp phần giảm chi phí, nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện. Hoạt động tuyên truyền các chính sách, pháp luật, các văn bản mới ban hành đến cán bộ, hội viên và nhân dân được kịp thời không chỉ mang lại sự thuận lợi cho người dân trong việc nắm bắt thông tin mà còn giúp đội ngũ cán bộ hội, đội ngũ tuyên truyền viên tiếp cận được nguồn tài liệu phong phú, đa dạng hơn, từ đó nâng cao kiến thức, kỹ năng góp phần nâng cao chất lượng các buổi tuyên truyền, phổ biến trực tiếp tại cơ sở”. 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi số ở một số cấp Hội chưa đạt hiệu quả cao do trình độ, nắm bắt về công nghệ của một số cán bộ, hội viên còn hạn chế; phương tiện, thiết bị chưa đồng bộ để đáp ứng yêu cầu…

"Đổi mới phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là ứng dụng CNTT” là 1 trong 2 khâu đột phá được xác định tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2022 - 2027). "Ứng dụng CNTT góp phần thực hiện chuyển đổi số trong hệ thống Hội” cũng là 1 trong 2 khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đề ra. 

Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh mới đây đã ban hành Chương trình hành động thực hiện những khâu đột phá này giai đoạn 2022 - 2026. Chương trình đặt mục tiêu chung là tập trung đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT, tăng cường thế mạnh của mạng xã hội, đổi mới căn bản, toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành, công tác tuyên truyền, công tác tập hợp thu hút phụ nữ, quản lý hội viên; hỗ trợ phụ nữ nâng cao nhận thức, năng lực về CNTT, chuyển đổi số để tận dụng cơ hội phát triển bản thân, gia đình và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển chung của địa phương, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội.

Các mục tiêu cụ thể được đặt ra, như: 100% cán bộ hội các cấp và 80% hội viên phụ nữ được tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương qua website, mạng xã hội; 100% chi hội thành lập và thường xuyên sử dụng nhóm mạng xã hội (zalo, facebook...) phục vụ cho hoạt động Hội; 100% cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở cập nhật báo cáo hàng tháng, quý, năm trên phần mềm Báo cáo tổng hợp thống kê; 100% văn bản, tài liệu trao đổi giữa Hội LHPN tỉnh, huyện được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký bởi chữ ký số chuyên dùng (trừ văn bản mật theo quy định)...

Để thực hiện các mục tiêu này, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT góp phần thực hiện chuyển đổi số trong hệ thống hội; nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của cán bộ hội các cấp; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức tập hợp phụ nữ, tăng cường hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế số; vận động các nguồn lực, trang bị cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT và chú trọng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng...

Thu Hạnh

Tags Hội Liên hiệp Phụ nữ công nghệ thông tin chuyển đổi số

Các tin khác
Viettel đã có nhiều thử nghiệm để đưa công nghệ 5G vào ứng dụng trong đời sống. Ảnh: TẤN BA

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VNPT-VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Cán bộ NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking tại điểm giao dịch xã.

Từ ngày 1/3/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tiến hành triển khai chính thức ứng dụng VBSP Smart Banking đến các khách hàng; trong đó, ưu tiên các đối tượng khách hàng cá nhân đang mở tài khoản thanh toán tại NHCSXH.

Sáng 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về CĐS. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Người dân sử dụng căn cước công dân gắn chíp để đăng ký khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng hệ thống y tế hiện đại, thời gian qua, ngành y tế Yên Bái đã triển khai hiệu quả các ứng dụng: quản lý văn bản và điều hành điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) BHYT, quản lý thông tin KCB... góp phần nâng cao chất lượng KCB, tạo sự đổi mới cho hệ thống y tế, thúc đẩy CĐS hướng tới phát triển y tế thông minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục