Tại Australia, Netflix từng thử nghiệm và ứng dụng công nghệ AI vào việc phân loại độ tuổi phim, từ đó cho ra 94% kết quả khớp với quyết định của hội đồng phân loại phim thủ công của chính phủ.
|
Có thể áp dụng AI để phân loại phim online tại Việt Nam? (Ảnh minh họa)
|
Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc dán nhãn tự động, phân loại độ tuổi của phim là đề xuất được bà Phan Cẩm Tú – đại diện Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ tại Việt Nam đưa ra tại Hội nghị-hội thảo góp ý dự thảo nghị định cho Luật Điện ảnh.
Sự kiện diễn ra chiều ngày 26/9 tại Hà Nội, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Điện ảnh tổ chức.
Đề xuất này được đưa ra không chỉ nhằm giảm tải sức người, mà còn đảm bảo độ trùng khớp cao giữa quyết định của cơ quan quản lý và quyết định của chủ thể đăng tải phim trực tuyến.
Theo bà Tú, đây là phương án được Netflix thử nghiệm, ứng dụng tại Australia và New Zealand. Cụ thể trong hai năm từ 2016-2018, Netflix từng xin phép chính phủ tại Australia này để dùng AI vào việc phân loại phim. Có một hội đồng nhà nước phân loại thủ công do chính phủ thực hiện chạy song song với hệ thống AI nói trên.
"Sau thời gian thử nghiệm, 94% đánh giá của hai bên là tương đương nhau. 6% còn lại cho thấy quyết định của AI khắt khe hơn phía hội đồng người của nhà nước hơn nhiều. Hiện nay hệ thống đang chính thức được áp dụng tại quốc gia này,” bà Phan Cẩm Tú chia sẻ.
Bà Tú cho biết Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ sẵn sàng để làm việc với Cục Điện ảnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để cùng xem xét kỹ hơn về tính khả thi của việc này.
Nói thêm về đề xuất, bà Phan Cẩm Tú cho rằng các doanh nghiệp liên quan nên chủ động phối hợp nhau để chứng minh những công cụ như thế này có lợi cho chính phủ và chính họ. Ngược lại, từ phía chính phủ cũng có thể kêu gọi các doanh nghiệp thử nghiệm, nếu thu được kết quả tốt thì sẽ đầu tư làm.
Nhận xét về phương pháp ứng dụng công nghệ AI, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho biết cá nhân ông ủng hộ các thử nghiệm quốc tế tại Việt Nam.
"Phải qua thử nghiệm chúng ta mới có thể biết nó có thực sự hiệu quả hay không bởi mỗi quốc gia có một bối cảnh, quan điểm riêng, cách làm việc riêng. Chúng tôi sẵn sàng có những thử nghiệm để xem kinh nghiệm quốc tế phù hợp như thế nào,” ông Tạ Quang Đông nói.
(Theo Vietnam+)
Thời gian qua, mặc dù việc đào tạo nhân lực cho ngành thương mại điện tử đã có những bước tiến mới nhưng chất lượng, số lượng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Dự báo đến cuối năm 2025, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam có thể đạt 39 tỷ USD. Điều này đang đặt ra những yêu cầu mới về đào tạo để giải bài toán thiếu nhân lực cho ngành thương mại điện tử.
Việt Nam sẽ đưa cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý trẻ và cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý là nữ sang học tập kỹ năng lãnh đạo, quản lý, quản trị, chuyển đổi số, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính công tại Pháp.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử, có hiệu lực thi hành từ ngày 20-10-2022.
Sáng 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) năm 2022 trực tuyến với chủ đề “Chuyển đổi số động lực phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong kỷ nguyên mới gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”.