YênBái - Sáng 6/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai chương trình tăng cường bảo vệ môi trường an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn; chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025.
|
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.
|
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam và Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân dự và chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.
Triển triển khai thực hiện Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/08/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM), hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025 và quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, xã hội số và kinh tế số; phấn đấu ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp trung ương, cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; ít nhất 97% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu số 15.2 của tiêu chí số 15 về hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao...
Có ít nhất 60% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 của tiêu chí số 9 về an ninh trật tự - hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 25% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 6.5 của tiêu chí số 6 về kinh tế, 25% đạt chỉ tiêu 9.2 của tiêu chí số 9 về an ninh trật tự - hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao; ít nhất 70% xã có các hợp tác xã, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.
Thực hiện hiệu quả nội dung vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM, phấn đấu đến năm 2025 tối thiểu 55% dân số nông thôn được tiếp cận bền vững với nước sạch đạt quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày; 40% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung; ít nhất 50% số hộ nông thôn triển khai các giải pháp phân loại chất thải tại nguồn; 80% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai 1 - 2 mô hình xử lý chất thải sinh hoạt quy mô cấp huyện trở lên với công nghệ phù hợp...
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021- 2025; dự thảo kế hoạch triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.
Trong đó nhấn mạnh vào các giải pháp như đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trng xây dựng NTM, NTM nâng cao tập trung vào vùng nông thôn; truyền thông bảo vệ môi trường nông thôn, phát huy vai trò của các tổ chức Hội trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn; các giải pháp mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch từ công trình cấp nước tập trung và cung cấp nước sạch cho địa bàn miền núi, vùng dân cư thưa thớt; các giải pháp tổng thể về phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn nông thôn; việc tái sử dụng chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn…
Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng cảnh quan nông thôn và duy trì phong trào xây dựng cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp; kinh nghiệm và giải pháp xây dựng các chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cấp xã…
Thanh Tân
Tags
Yên Bái
bảo vệ môi trường
chuyển đổi số
nông thôn mới
công nghệ số
xã hội số
kinh tế số
Mặc dù chuyển đổi số đã giúp các doanh nghiệp gỗ giảm 10% chi phí, tăng trưởng từ 10- 20% doanh thu và tăng hơn 20% năng suất lao động nhưng mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp ngành này vẫn đang ở mức thấp…
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, nhưng nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng, các doanh nghiệp sẽ rất dễ sa vào “cạm bẫy” trong quá trình số hóa hoạt động kinh doanh của mình.
Chuyển đổi số (CĐS) trở thành từ khóa trong nhiều lĩnh vực và Bảo tàng tỉnh Yên Bái cũng không nằm ngoài xu thế đó. Những năm qua, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nhất lưu trữ, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách.
Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện được chấp nhận rộng rãi khi đang trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, làm thay đổi nhanh chóng nhiều lĩnh vực, ngành nghề.