Yên Bái là 1 trong 9 địa phương dẫn đầu toàn quốc về nhận thức số

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/7/2023 | 4:25:41 PM

YênBái - Đó là thông tin được ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm về chuyển đổi số (CĐS) quốc gia và và Đề án phát triển dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) diễn ra chiều 12/7 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về CĐS.

 Chủ trì Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về CĐS, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 tỉnh; Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ phó Tổ công tác Đề án 06 tỉnh.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Mục đích cuối cùng của CĐS là phục vụ con người, trên tinh thần lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, nguồn lực phát triển. Thời gian qua, nhiệm vụ này đã được triển khai bài bản, tích cực, đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm đặc biệt là việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư đạt kết quả tương đối tốt so với nhiều nước.


 Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị toàn quốc về chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, đánh giá thực chất tình hình, kết quả đạt được trên tinh thần khách quan, trung thực, có minh chứng bằng số liệu cụ thể, nhận diện các tồn tại, hạn chế, vướng mắc, điểm nghẽn; phát hiện đúng các nguyên nhân; chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, những giải pháp cụ thể trong triển khai CĐS quốc gia và Đề án 06. Từ đó, xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thời gian tới.

Cả nước đã hoàn thành xác thực thông tin hơn 75 triệu nhân khẩu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Báo cáo tại Hội nghị cho biết, đến tháng 6/2023, cả nước đã hoàn thành xác thực thông tin của hơn 75 triệu nhân khẩu với CSDLQG về dân cư; có 12.434/13.068 cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân gắn chíp với trên 36,4 triệu người sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp để khám chữa bệnh; thành lập 74.422 tổ công nghệ số cộng đồng đến từng thôn, tổ dân phố, khu dân cư, khóm, ấp dân cư với hơn 348.362 thành viên. Cổng Dịch vụ công quốc gia đã kết nối, tích hợp 150 cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin của các cơ quan, đơn vị…

Yên Bái là 1 trong 9 địa phương dẫn đầu toàn quốc về nhận thức số

Cũng theo thông tin tại Hội nghị, Yên Bái là 1 trong 9 địa phương trong toàn quốc dẫn đầu về nhận thức số. Yên Bái cũng nằm trong tốp 10 địa phương dẫn đầu về nhân lực số và xếp hạng 3 trong nhóm 9 tỉnh được đánh giá mức độ A trong bảng đánh giá Công dịch vụ công khối tỉnh. 


Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

Năm 2023 được chọn là năm "bứt phá trong CĐS” với đặc trưng của Yên Bái - CĐS giúp người dân hạnh phúc hơn. Để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết của Tỉnh ủy về CĐS, tỉnh đã ban hành 9 văn bản quan trọng về CĐS, 53 văn bản triển khai Đề án 06. Đồng thời tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh CĐS, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Tỉnh cũng ưu tiên nguồn lực để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu đã đạt được, khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ được giao thuộc các chương trình, chiến lược của quốc gia, các cơ quan Trung ương về CĐS, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. 

Yên Bái là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên hoàn thành kết nối Cổng Dịch vụ công tỉnh với Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Đối với việc thực hiện Đề án 06, Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong 6 tháng đầu năm khi là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên trên toàn quốc hoàn thành việc kết nối Cổng Dịch vụ công tỉnh với Hệ thống CSDLQG về dân cư, phục vụ xác thực, kiểm tra danh tính điện tử của công dân trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính. 

Yên Bái cũng đã thực hiện công khai, đầy đủ 25/25 dịch vụ công thiết yếu trên Cổng Dịch vụ công tỉnh. Đến ngày 10/7/2023, tỉnh Yên Bái xếp thứ 6/63 tỉnh thành phố trong Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính. 

Tuy nhiên, việc thực hiện Đề án 06 của tỉnh vẫn còn những khó khăn, vướng mắc như: việc kết nối Internet, tiếp cận các thiết bị thông minh, ứng dụng công nghệ số ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Một số khu vực còn "lõm" sóng di động, chưa có dịch vụ 4G… 

Do đó, tỉnh đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục làm tốt công tác CĐS và Đề án 06 của Chính phủ. Đồng thời tỉnh mong muốn Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thêm các hướng dẫn để các địa phương thực hiện và xác định, đo lường các chỉ tiêu đề ra; đề nghị Bộ Công an tiếp tục hoàn thiện phần mềm CSDLQG về dân cư; ứng dụng định danh và xác thực điện tử nâng cấp đường truyền, đảm bảo hệ thống hoạt động được thông suốt, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. 

Thanh Chi - Đức Toàn

Tags Yên Bái nhận thức số chuyển đổi số Đề án 06 dữ liệu dân cư chính quyền số kinh tế số xã hội số

Các tin khác
Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có hơn 300.000 tài khoản cài đặt và sử dụng ứng dụng YenBai-S, bằng 35,6% tổng dân số

Ông Trần Văn Dịnh, thành phố Yên Bái cho biết: "Các nội dung phản ánh kiến nghị của người dân về vấn đề môi trường, vi phạm giao thông hay những vướng mắc phát sinh trong cuộc sống hàng ngày kiến nghị lên YenBai-S đều được các cơ quan chức năng tiếp thu và trả lời rất kịp thời". Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có hơn 300.000 tài khoản cài đặt và sử dụng ứng dụng YenBai-S, bằng 35,6% tổng dân số.

Quang cảnh lớp tập huấn.

UBND thị xã Nghĩa Lộ vừa tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn công tác thu thập và cung cấp dữ liệu cập nhật lên Cổng thông tin du lịch tỉnh Yên Bái trên địa bàn thị xã cho các tổ giúp việc chuyển đổi số về du lịch và 38 cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn.

Công an thành phố Yên Bái tăng cường các tổ lưu động cấp CCCD và cài đặt tài khoản định danh điện tử cho công dân.

Thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số, các ban ngành đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố đã triển khai nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả.

Thông qua các nền tảng mạng xã hội, du khách đã biết đến những địa điểm du lịch của thị xã Nghĩa Lộ.

Thị xã đã đặt mã QR-CODE giới thiệu điểm đến, thông tin du lịch thị xã Nghĩa Lộ, hệ thống mã QR thanh toán tại 92 cơ sở lưu trú, 10 nhà hàng, quán ăn trên địa bàn. Nhiều cơ sở lưu trú, homestay, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đã chủ động sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá và thu hút khách du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục