Kinh nghiệm phát triển công dân số ở Văn Yên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/3/2024 | 3:27:53 PM

YênBái - Trong thời đại công nghệ 4.0, công dân số được xem là yếu tố nền tảng đối với sự phát triển xã hội số, đồng thời quyết định sự thành công của hành trình chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Ở Văn Yên, những công dân số đang từng bước làm chủ công nghệ, phát triển thị trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tỷ lệ người dân Văn Yên đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn công dân số là 85% theo bộ tiêu chí công dân số tạm thời của UBND tỉnh.
Tỷ lệ người dân Văn Yên đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn công dân số là 85% theo bộ tiêu chí công dân số tạm thời của UBND tỉnh.


Bà Lã Thị Liền - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: Với mục đích đưa các nền tảng số thiết thực nhất đến với người dân, giúp cho người dân có thể tiếp cận để phục vụ đời sống, trên cơ sở bộ tiêu chí công dân số tạm thời của UBND tỉnh, UBND huyện Văn Yên đã chỉ đạo phòng Văn hoá - Thông tin xây dựng dự thảo Kế hoạch triển khai "Chiến dịch phát triển công dân số - từ khu phố tới bản làng”, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai chiến dịch này. 

"Chúng tôi chỉ đạo các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng số lượng, tỷ lệ người dân của từng địa phương để đối chiếu với bộ tiêu chí công dân số tạm thời của tỉnh. Đồng thời ban hành Chỉ thị để triển khai thực hiện, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở vào việc này theo hình thức giao chỉ tiêu, khoán sản phẩm hàng ngày và cả chiến dịch” - bà Liền nói. 

Huyện Văn Yên đã làm rất tốt công tác vận động sự tham gia vào cuộc của các doanh nghiệp trên địa bàn như: Viettel, VNPT, các ngân hàng, Bảo hiểm xã hội, Trung tâm Y tế, Điện lực, Công ty TNHH Tân Phú... hỗ trợ người dân trong cài đặt các ứng dụng số cũng như thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. 

Cùng với đó, huyện thành lập Ban chỉ đạo, Tổ triển khai và phân công cụ thể cho các đồng chí trong Ban Chỉ đạo trực tiếp phụ trách từng xã theo chỉ tiêu được giao, thành lập nhóm zalo để triển khai thực hiện.

UBND huyện đã ban hành công văn, thư ngỏ xã hội hóa để triển khai chiến dịch và lấy nguồn kinh phí đó để hỗ trợ cho các xã, thị trấn khi triển khai thực hiện. Đặc biệt, trong quá trình triển khai, huyện có chính sách khen thưởng đột xuất cho các xã hoàn thành sớm, vượt chỉ tiêu để khích lệ, động viên các đơn vị còn lại phấn đấu với các mức khen thưởng "3 nhất” đó là: về đích sớm nhất, nhiều ý tưởng cách làm hay nhất, đạt tỷ lệ cao nhất. 

Ông Hà Trung Kiên - Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện chia sẻ: "Khi triển khai đưa các nền tảng số đến với người dân, Phòng Văn hoá - Thông tin thường phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền lồng ghép chứ không triển khai từng chiến dịch nhỏ lẻ bởi như vậy sẽ thuận tiện hơn đối với địa bàn các địa phương vùng cao, địa hình đi lại khó khăn, người dân cũng sẽ không mất nhiều thời gian trong việc tiếp cận với các nền tảng số”. 

Với nhiều nỗ lực, năm 2023, huyện Văn Yên là địa phương đứng thứ hai trong bảng xếp hạng CĐS khối các địa phương toàn tỉnh với tỉ lệ hoàn thành 80,57%. Huyện Văn Yên chọn "tuyên truyền" làm giải pháp mở đường nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và sự tham gia của người dân trong công tác chuyển đổi số. Năm 2023, 100% xã, thị trấn có mạng Internet cáp quang và mạng di động 3G, 4G; có 94,2% nhà văn hóa thôn/tổ dân phố có wifi kết nối Internet; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đạt 80,07%. 


Huyện đã triển khai xây dựng và ra mắt "Bộ phận hành chính công số” đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt nhất; triển khai nền tảng số "Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” đến 100% chi bộ; 100% các HTX, doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số. 

Đến nay, huyện đã cài đặt, thu nhận 93.553 tài khoản định danh mức độ 2 (vượt 151% so với với kế hoạch tỉnh giao), đã kích hoạt được cho 71.237 người, đạt 115% chỉ tiêu kế hoạch, và đứng đầu toàn tỉnh. 

Công tác chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo được triển khai rất tích cực và đạt hiệu quả với 100% trường học đã tổ chức phát động triển khai mô hình trường học chuyển đổi số; triển khai tiếp nhận, đăng ký khám chữa bệnh cho 86% bệnh nhân đủ điều kiện, có thẻ BHYT thông qua ứng dụng VNEID và căn cước công dân tại Trung tâm Y tế huyện và 100% Trạm Y tế các xã, thị trấn… 

Đặc biệt, huyện đã xây dựng và duy trì thành công các mô hình CĐS của huyện như: Tổ CĐS cộng đồng đến 100% thôn, tổ dân phố; mô hình công dân số; ra mắt chợ 4.0; Cơ quan CĐS; tiết học CĐS; Bộ phận Hành chính công số, tiếp nhận, đăng ký khám chữa bệnh cho 80% bệnh nhân đủ điều kiện, có thẻ BHYT thông qua ứng dụng VNEID và căn cước công dân tại Trung tâm Y tế huyện và 100% Trạm Y tế các xã, thị trấn… 

Từ những cố gắng, nỗ lực, đến nay, tỷ lệ người dân Văn Yên đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn công dân số là 85% theo bộ tiêu chí công dân số tạm thời của UBND tỉnh. 

Dù còn những bất cập, khó khăn, song với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền trong triển khai các nhóm tiện ích nhằm mục tiêu hình thành công dân số, đặc biệt là sự tích cực vào cuộc, chủ động của người dân, Văn Yên ngày càng có nhiều công dân số có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giao tiếp, tham gia vào các hoạt động xã hội, kinh doanh… trên nền tảng số, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, vì mục tiêu mang đến sự hài lòng, hạnh phúc cho nhân dân. 

Thu Trang

Tags Kinh nghiệm phát triển công dân số Văn Yên

Các tin khác
Cán bộ NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking tại điểm giao dịch xã.

Từ ngày 1/3/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tiến hành triển khai chính thức ứng dụng VBSP Smart Banking đến các khách hàng; trong đó, ưu tiên các đối tượng khách hàng cá nhân đang mở tài khoản thanh toán tại NHCSXH.

Sáng 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về CĐS. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Người dân sử dụng căn cước công dân gắn chíp để đăng ký khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng hệ thống y tế hiện đại, thời gian qua, ngành y tế Yên Bái đã triển khai hiệu quả các ứng dụng: quản lý văn bản và điều hành điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) BHYT, quản lý thông tin KCB... góp phần nâng cao chất lượng KCB, tạo sự đổi mới cho hệ thống y tế, thúc đẩy CĐS hướng tới phát triển y tế thông minh.

Đồng chí Hà Đức Hải - Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái và đồng chí Lê Trí Hà - Giám đốc Sở thông tin và Truyền thông tỉnh ký kết phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024.

Tỉnh đoàn và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái vừa tổ chức ký kết Chương trình phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) năm 2024. Hoạt động nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của và nguồn lực sẵn có của hai đơn vị, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ CĐS tỉnh Yên Bái đến năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục