Cần 65 tỷ/tháng để hỗ trợ cho 13.000 người làm về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng

  • Cập nhật: Chủ nhật, 17/11/2024 | 8:17:27 AM

Bộ Nội vụ cho biết, hiện nay, việc xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số được triển khai quyết liệt, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực. Với sự phát triển của cơ sở hạ tầng viễn thông, nền kinh tế số đã được hình thành, phát triển ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế.

Dự thảo Nghị định đề xuất mức hỗ trợ là 5.000.000 đồng/1 người/1 tháng (bằng 0,7 lần mức lương bậc 1 của ngạch chuyên viên).
Dự thảo Nghị định đề xuất mức hỗ trợ là 5.000.000 đồng/1 người/1 tháng (bằng 0,7 lần mức lương bậc 1 của ngạch chuyên viên).

Để đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số thì yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ thông tin cùng với việc nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và tăng cường các nguồn lực tài chính là cấp bách. 

Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ thông tin đang có tình trạng dịch chuyển ngày càng tăng từ khu vực công sang khu vực tư mà nguyên nhân chủ yếu là do môi trường làm việc và chính sách tiền lương, thu nhập của đối tượng này còn nhiều bất cập.

Theo  thống kê, số lượng người làm công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng trên 10 năm khoảng 6.400 người; từ 5 – 10 năm khoảng 3.400 người, dưới 5 năm khoảng 3.400 người. Với quy định của chế độ tiền lương hiện hành thì mức lương của các đối tượng làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng nêu trên chỉ từ 7.600.000 đồng – 16.000.000 đồng/1 người/1 tháng. Trong khi đó, qua tham khảo kết quả thống kê của nền tảng TopCV, nhân viên công nghệ thông tin có thâm niên từ 1 – 3 năm là khoảng 15.000.000 đồng - 30.000.000 đồng; trên 5 năm khoảng từ trên 30.000.000 đồng.

Do đó, Bộ Nội vụ đề nghị xây dựng Nghị định quy định về mức hỗ trợ 5.000.000 đồng/1 người/1 tháng (bằng 0,7 lần mức lương bậc 1 của ngạch chuyên viên), các đối tượng được áp dụng hỗ trợ bao gồm: 

Thứ nhất, người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn mạng, gồm: Cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm vị trí việc làm chuyên trách về công nghệ thông tin (bao gồm: công nghiệp công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số); an toàn thông tin mạng hoặc an toàn thông tin; giao dịch điện tử theo quy định về vị trí việc làm chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm chuyên ngành của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai, người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng, gồm: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật thuộc Công an nhân dân; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; người làm công tác cơ yếu thuộc Quân đội nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đang phục vụ tại ngũ theo vị trí việc làm.

Điều 4 dự thảo Nghị định quy định thời gian không được tính hưởng chế độ hỗ trợ, gồm: (1) Nghỉ việc không hưởng lương từ 1 (một) tháng trở lên; (2) Nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; (3) Bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác từ 1 (một) tháng trở lên; (4) Đi công tác, học tập, làm việc mà không trực tiếp làm công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng liên tục từ 1 (một) tháng trở lên.

Hiện nay đội ngũ cán bộ công chức viên chức và những người đang công tác trong lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ quản trị hệ thống dữ liệu chuyển đổi số được xác định và bố trí theo vị trí việc làm. Do chưa có mã số và chức danh riêng nên việc quy định chế độ phụ cấp (gắn với tiền lương hiện hưởng) cho các đối tượng này là rất phức tạp.

Vấn đề này sẽ được nghiên cứu xem xét khi cải cách chính sách tiền lương (theo hướng có quy định chức danh và mã số riêng cho các đối tượng này). Trong thời gian chưa thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW thì việc quy định mức hỗ trợ đối với các đối tượng này là khả thi và phù hợp.

Theo dự thảo, với số lượng người đang làm công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng hiện nay khoảng 13.000 người, kinh phí ước tính cho việc hỗ trợ là khoảng 65.000.000.000 đồng/1 tháng.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bìnhđồng ý thông qua đề nghị xây dựng Nghị định, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan xây dựng Nghị định theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và dự kiến thời gian thông qua Nghị định này vào tháng 4/2025.

(Theo vneconomy)

Các tin khác
Phóng viên Việt Nam và quốc tế tác nghiệp tại một sự kiện lớn.

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, chỉ ra rằng, trong kỷ nguyên thông minh, trí tuệ nhân tạo (AI) can dự ngày càng nhiều vào sản xuất nội dung. Trong xu thế ấy, báo in muốn tồn tại và phát triển càng đòi hỏi người làm báo vận dụng tư duy sáng tạo, tạo ra sự khác biệt.

Ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud, Tập đoàn FPT giới thiệu ra mắt FPT AI Factory tại Nhật Bản.

Nhà máy trí tuệ nhân tạo của FPT được xây dựng trên nền tảng điện toán tăng tốc và phần mềm của NVIDIA đáp ứng các nhu cầu phát triển của Nhật Bản.

Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel và Qualcomm ký kết nâng cấp hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực công nghệ cao.

Sáng 13/11, tại sự kiện 5G ORAN Vietnam Connect 2024 diễn ra tại trụ sở Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech), Viettel đã công bố triển khai thương mại diện rộng trạm phát sóng 5G Open RAN “Make in Vietnam, Made by Viettel”. Đây là trạm phát sóng 5G Open RAN đầu tiên trên thế giới sử dụng chipset Qualcomm, do Viettel và Qualcomm đồng nghiên cứu phát triển.

Nhờ ứng công nghệ thông tin, CĐS vào dạy học nên chất lượng giáo dục của Trường THCS Sơn Thịnh không ngừng được nâng cao.

Nhiều trường học trên địa bàn huyện Văn Chấn đã số hóa toàn bộ hồ sơ học sinh và quy trình quản lý dữ liệu, từng bước chuyển đổi lớp học truyền thống thành lớp học thông minh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục