Quản lý sử dụng nguồn bức xạ

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/3/2014 | 9:11:24 AM

YBĐT - Những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tế ngày càng được chú trọng, trong đó có việc ứng dụng các tia bức xạ sử dụng trong y tế, công nghiệp...

Nhằm đánh giá hiện trạng hoạt động của các cơ sở sử dụng nguồn bức xạ, thiết bị X-quang trên địa bàn tỉnh, vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với phòng kinh tế, kinh tế - hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, số liệu tại 24/26 cơ sở sử dụng nguồn bức xạ, thiết bị X-quang trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Về thiết bị X-quang, trong 24 cơ sở y tế được điều tra có tổng số 40 thiết bị X-quang với 33 máy X- quang thông thường (30 máy X-quang cố định, 3 máy X-quang di động), 2 máy tăng sáng truyền hình, 3 máy CT-Scaner và 2 máy chụp răng thuộc nhiều chủng loại khác nhau, trong đó, nhiều nhất là dòng máy Nhật Bản, Đức, Mỹ sản xuất với Shimazu 5 chiếc, Siemens 5 chiếc, Hillmed 4 chiếc, Picker 2 chiếc, Hillusa 2 chiếc, Dresden 2 chiếc, Toshiba 1 chiếc, Asahi 1 chiếc, CT Scanner 3 chiếc,... Còn lại là các chủng loại máy khác xuất xứ từ Hunggari, Hàn Quốc hoặc Trung Quốc như:Medicor, Triup, Huyndai,...

Theo đó, 10 thiết bị X- quang được sản xuất từ trước những năm 2000 (chiếm tỷ lệ 25%), thiết bị đã quá cũ, linh kiện không đồng bộ, 20 thiết bị X-quang được sản xuất từ năm 2000-2010 (50%), còn lại 10 thiết bị X-quang được sản xuất mới năm 2011-2013 (25%).

Tại thời điểm điều tra, có35/40 thiết bị X-quang (87,5%) đã kiểm tra đều đảm bảo chất lượng và được Sở Khoa học và Công nghệ cấp phép đang hoạt động bình thường, còn lại 5 thiết bị (12,5%) không hoạt động do bị hỏng. Các thiết bị X-quang không hoạt động đã được các cơ sở lưu giữ và báo cáo cơ quan quản lý theo quy định.

Về nhân viên bức xạ, qua điều tra, nhân viên bức xạ tại các cơ sở y tế sử dụng thiết bị X-quang đều được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Cụ thể: trong 59 nhân viên bức xạ, bác sỹ chẩn đoán hình ảnh 12 người (21,4%), cử nhân kỹ thuật hình ảnh 1 người (1,6%), kỹ thuật viên, y sỹ và điều dưỡng viên đa khoa 46 người (77%). Số nhân viên được đào tạo về an toàn bức xạ 53 người (89,8%), nhân viên chưa qua đào tạo về an toàn bức xạ l6 người (10,2%), 24 người/24 cơ sở (tỷ lệ 100%) nhân viên bức xạ được cấp chứng chỉ an toàn bức xạ.

Về công tác quản lý an toàn bức xạ tại các cơ sở. Các cơ sở đã chấp hành tốt việc khai báo, xin cấp phép khi tiến hành hoạt động bức xạ, 24/24 cơ sở (100%) có quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn bức xạ, có sổ nhật ký vận hành máy X-quang, bản tóm tắt quy trình vận hành, nội quy đảm bảo an toàn bức xạ và xây dựng kế hoạch phòng, chống, khắc phục sự cố bức xạ, có dấu hiệu, chỉ dẫn an toàn bức xạ, cảnh báo nguy hiểm khi thiết bị đang hoạt động, 22/24 cơ sở (92%) có trang bị bảo hộ cá nhân cho nhân viên bức xạ, 43/59 nhân viên bức xạ (73%) có sử dụng liều kế cá nhân, còn lại 16/59 nhân viên bức xạ (27%) chưa được trang bị liều kế cá nhân do công việc của các nhân viên này chủ yếu là rửa phim, đọc kết quả,... không trực tiếp liên quan đến việc vận hành máy.

Có 40/43 nhân viên (93%) được đọc kết quả liều kế định kỳ 3 tháng/lần và có lưu giữ hồ sơ kết quả tại khoa, phòng. Còn lại 3/43 nhân viên (7%) chưa được đánh giá liều định kỳ, thường xuyên. Tại thời điểm điều tra chưa có nhân viên bức xạ nào bị chịu quá liều cho phép (10mSv/h), 59/59 nhân viên (100%) nhân viên bức xạ được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và có lưu giữ sổ khám sức khỏe theo đúng quy định.

Từ kết quả của cuộc điều tra, nhìn chung, các cơ sở bức xạ được điều tra đã chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ như: bố trí người phụ trách an toàn bức xạ, trang bị liều kế các nhân và đọc liều đúng quy định, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ và trang bị bảo hộ cá nhân như: găng tay, áo giáp trì, các dụng cụ che chắn thích hợp... 

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: một số cơ sở bức xạ nhận thức chưa đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ hạt nhân, từ đó, chưa thực sự quan tâm tới đầu tư trang thiết bị, đào tạo cán bộ kỹ thuật, trang bị bảo hộ, liều kế cá nhân cho nhân viên bức xạ, diện tích phòng chụp chiếu X-quang còn nhỏ hẹp, phòng máy còn đặt cạnh các phòng, các khoa khác hoặc cạnh nhà dân, dễ có nguy cơ tiềm ẩn mất kiểm soát an toàn bức xạ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Người phụ trách an toàn bức xạ của một số cơ sở chưa tham mưu tốt cho thủ trưởng đơn vị thực hiện các yêu cầu trong giấy phép hoạt động và các quy định về an toàn bức xạ hạt nhân. Việc xây dựng kế hoạch phòng chống, khắc phục sự cố bức xạ của các cơ sở phần lớn còn chưa đảm bảo yêu cầu, việc gắn đèn báo hiệu, biển cảnh báo nguy hiểm phóng xạ và chỉ dẫn an toàn chưa đảm bảo theo qui định, chưa đánh giá liều chiếu xạ cho nhân viên bức xạ theo quy định, lưu giữ hồ sơ, tài liệu chưa đầy đủ...

Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở sử dụng nguồn bức xạ, thiết bị X-quang phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh cho người dân, cộng đồng, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân trên địa bàn tỉnh cần triển khai thực hiện các giải pháp như: các cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn và kiểm soát bức xạ tới các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân  đặc biệt trong ngành y tế và ngành công nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện tại các cơ sở bức xạ, xử lý nghiêm các cơ sở cố tình không thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ, các cơ sở cần thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ.

Quan tâm đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, đề cao vai trò và trách nhiệm của người phụ trách an toàn bức xạ cũng như người đứng đầu cơ sở bức xạ, chấn chỉnh việc tổ chức, lưu giữ đầy đủ các tài liệu hồ sơ liên quan đến quá trình hoạt động của công việc bức xạ và nghiêm túc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

Trần Thế Bình (Sở Khoa học và Công nghệ)  

Các tin khác
Bên trái là hạt nhựa Polyurethane, bên phải là bột bào tử.

Các nhà khoa học đã phát triển một loại "nhựa tự phân hủy", được kỳ vọng giúp giảm thiểu ô nhiễm nhựa.

Brokewell là phần mềm độc hại nguy hiểm nhắm vào người dùng Chrome

Trước khi nhấp vào liên kết xác nhận cài đặt bản cập nhật cho trình duyệt Chrome, người dùng Android hãy đảm bảo rằng liên kết đó không phải là giả mạo.

12 chiếc taxi bay EH216-S cùng cất cánh tại thành phố Hợp Phì, Trung Quốc.

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Một tập đoàn các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới, có khả năng truyền dữ liệu với tốc độ chóng mặt 100 gigabit mỗi giây (Gbps) ở khoảng cách hơn 90 m - nhanh hơn tới 20 lần so với 5G.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục